Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Phải giám sát chặt tài sản của quan chức có quyền "hô biến"

- "Quan chức giàu có, tiền từ đâu ra?" Một phần có thể do quyền "hô biến" và quyền ấy phát sinh ra tham nhũng khủng. Bởi vậy, quan chức có quyền hô biến phải giám sát thật chặt, theo các vị khách chia sẻ tại Góc nhìn thẳng.

Cục Chống tham nhũng vào cuộc kiểm tra tài sản Thứ trưởng Kim Thoa
Bất lực chống tham nhũng, bộ trưởng bị giáng xuống làm cục phó
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Dự án tỷ đô thành “miếng mồi” cho kẻ tham nhũng

Kết quả phòng chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2016 vừa công bố hôm qua, 16/3 thật khá bất ngờ, khi không phát hiện được một trường hợp tiêu cực nào trong kê khai tài sản của cán bộ công chức, nhiều tỉnh còn báo cáo không có tham nhũng.

Thế nhưng, thời gian qua, chuyện quan chức "lộ" ra khối tài sản khủng đã gây xôn xao trong dư luận, khiến dư luận không khỏi nghi ngại.

Liệu những khối tài sản hàng trăm tỷ thuộc sở hữu của quan chức là sự giàu có chính đáng hay bất minh? Có hay không dấu hiệu tham nhũng ở đây?

Để trả lời phần nào những câu hỏi nóng này, chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet tổ chức một bàn tròn với tựa đề: "Quan chức giàu có, tiền từ đâu ra?"

Bàn tròn có sự tham gia của hai vị khách mời là ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủTS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Xem bàn tròn phần 1 video 1:

tai san quan chuc 1
Play

Xem bàn tròn phần 1 video 2:

tài sản quan chức 2
Play

Tài sản quan chức trước năm 2013 đã kê khai mặc nhiên là hợp pháp

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa quý vị khách mời, đầu tiên chúng ta cùng nhận diện lại thực trạng vấn đề này.

Thưa ông Nguyễn Văn Thanh, ông vừa chủ trì một hội thảo về phòng chống tham nhũng. Vậy, xin ông chia sẻ thông tin về kết quả kiểm tra việc kê khai tài sản của các cán bộ, công chức năm qua như thế nào và có phát hiện được vấn đề gì?

Ông Nguyễn Văn Thanh: Kết quả công tác phòng chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2016 vừa công bố (16/3) cũng đưa lại những kết quả tương tự như trong các năm vừa qua. Riêng trong việc kê khai tài sản, các tỉnh trên cả nước báo cáo cũng vẫn cho thấy, số lượng người kê khai cơ bản ổn định như các năm trước.

Tuy nhiên, rất ít có trường hợp tiến hành xác minh việc kê khai tài sản này. Do vậy, phát hiện tham nhũng vừa việc kê khai tài sản là rất ít. Chúng ta khó có thể bình luận kỹ hơn về kết quả này.

Nhà báo Phạm Huyền:Trong quá trình kê khai tài sản, yếu tố đầu tiên là phải kê khai đầy đủ. Tuy nhiên, kể cả khi kê khai đầy đủ như trường hợp của Thứ trưởng Bộ Công Thương, bà Hồ Thị Kim Thoa, dư luận vẫn đặt các câu hỏi, với cơ chế tiền lương hiện nay, các mức lương của cán bộ công chức còn thấp, kể cả lương lãnh đạo thì việc sở hữu những khối tài sản hàng trăm tỷ đồng thì có là sự bất thường hay không?

Thưa TS Nguyễn Sỹ Dũng, ông bình luận thế nào về điều này?

TS Nguyễn Sỹ Dũng: Riêng về trường hợp bà Hồ Thị Kim Thoa, tôi không có điều kiện tìm hiểu sâu, nhưng trước hết, tôi thấy, bà ấy đã kê khai, bà ấy không giấu. Điều đó chứng tỏ bà ấy có niềm tin rằng, tài sản của mình sở hữu là hợp pháp.

Hiện nay, Tổng Bí thư đang giao cho các cơ quan chức năng làm rõ thì sau này, vấn đề trường hợp của bà Thoa sẽ rõ ràng hơn. Tuy nhiên, tôi cũng có thể tạm nói rằng (tại thời điểm này), bà ấy đã có trung thực khi kê khai đủ.

Ông Trump trước khi làm Tổng thống Mỹ thì đã là tỷ phú. Bà Thoa trước khi làm Thứ trưởng thì cũng đã làm doanh nghiệp. Chỉ có vấn đề, trong lúc làm doanh nghiệp, bà ấy có sử dụng quyền của mình để vun vén riêng cho mình hay không?

Tôi nghĩ là trong các trường hợp các quan chức giàu có lên, chúng ta có quyền nghi ngờ, nhưng chúng ta cũng không nên chụp mũ.

Nhà báo Phạm Huyền:Nhìn rộng ra, trong cơ chế tiền lương của chúng ta, đã có những tính toán cho thấy, các mức lương của lãnh đạo cao cấp nhân theo hệ số chỉ dao động từ 14-15-16 triệu đồng/tháng.

Xin ông Nguyễn Văn Thanh lý giải về điều này: Năng lực tài chính nào cho phép các vị lãnh đạo hiện nay có thể sở hữu được những khối tài sản vượt quá mức thu nhập như vậy?

tài sản quan chức, quan chức giàu có, quan chức làm giàu, tham nhũng lớn, tài sản khủng, Góc nhìn thẳng, bàn tròn trực tuyến
Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chia sẻ tại Góc nhìn thẳng về vấn đề tài sản quan chức và phòng chống tham nhũng (ảnh: Lê Anh Dũng)

Ông Nguyễn Văn Thanh: Tôi muốn nhìn rộng vấn đề này hơn. Tôi đã xem hệ thống kiểm soát tài sản, thu nhập của mấy chục nước giàu hơn ta, phát triển hơn ta thì đúng là, ở Việt Nam, có những việc chỉ có thể nhìn lại lịch sử đất nước mình mới có thể giải thích được thôi.

Có những thời kỳ, chỉ cần một người đi học mấy năm ở nước ngoài là có thể có những tài sản mà ngày hôm nay, có thể không giá trị lắm, nhưng hồi đó, có giá trị rất lớn. Tôi cho là, đó là một vấn đề phải gắn với lịch sử của mình để xem xét.

Năm 2005, khi chúng tôi làm Luật Phòng chống tham nhũng, Quốc hội, Chính phủ cũng đã thảo luận kỹ lưỡng về vấn đề này. Cho nên tính đi tính lại, chúng ta chỉ yêu cầu công chức kê khai trung thực những gì mình có ở thời điểm đó. Chúng ta không yêu cầu phải giải trình, giải thích tài sản đó từ đâu ra.

Đến năm 2012-2013, khi sửa Luật và ban hành Nghị định mới, chúng ta tiến lên một bước với niềm tin rằng, những quy định đó đã dần dần tạo ra nề nếp nhìn nhận tài sản của những người lãnh đạo. Lúc đó, chúng ta có quy định rằng, nếu từ năm 2013 trở đi, tài sản đó có tăng lên thì các công chức, quan chức phải giải trình về phần tăng đó. Chúng ta không bắt phải giải trình việc đã kê khai tài sản trước đó.

Như vậy, về mặt pháp luật, chúng ta hiểu rằng, ai đã kê khai lần đầu theo quy định của Luật Phòng chống tham nhũng 2005 thì những tài sản đó được giả định là hợp pháp. Trừ khi, cơ quan pháp luật chứng minh rằng, trong một vụ án, một hành vi cụ thể, một khối lượng tài sản cụ thể có được từ hành vi tham nhũng. Chúng ta nên nhìn nhận vấn đề này như vậy.

Nhà báo Phạm Huyền:Với TS Nguyễn Sỹ Dũng, ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

TS Nguyễn Sỹ Dũng: Tôi muốn nhìn nhận về mặt lý thuyết trước đã. Rõ ràng, khi làm Luật Phòng chống tham nhũng, rất nhiều chuyên gia nước ngoài nói rằng, Việt Nam cần phải làm một việc. Nhưng sau đó ta chưa làm được.

Đó là việc phải giả định từ thời điểm này, anh có tài sản gì thì mặc nhiên được công nhận, đó là tài sản hợp pháp của anh. Sau đó, tài sản được bổ sung thêm những gì thì anh phải giải trình.

Bởi lẽ, tài sản của nhiều người là do tích tụ qua rất nhiều thời kỳ trước đó mà chúng ta không cho khẳng định thì rất là khó. Như anh Thanh vừa nói, tôi cũng hiểu rằng, giờ mặc nhiên, chúng ta công nhận những khối tài sản đó nếu anh khai.

tài sản quan chức, quan chức giàu có, quan chức làm giàu, tham nhũng lớn, tài sản khủng, Góc nhìn thẳng, bàn tròn trực tuyến
TS Nguyễn Sỹ Dũng chia sẻ tại Góc nhìn thẳng về tài sản quan chức và phòng chống tham nhũng (ảnh: Lê Anh Dũng)

Tuy nhiên, rất nhiều người đã không kê khai hết. Bởi vì, luật không quy định rõ như vậy, rằng tôi xác nhận tài sản tại thời điểm anh khai là của anh và sẽ không đặt vấn đề gì cả. Đó là chuẩn chung của thế giới, nhưng chúng ta đã không làm vậy.

Thành thử, nền tảng pháp lý ban đầu của chúng ta không vững lắm. Cuộc chống tham nhũng của chúng ta đã không có cái nền rằng, anh kê khai thì điểm khởi đầu xác nhận tài sản là bao nhiêu, nên có khó khăn.

Như anh Thanh nói, nhiều người đi học nước ngoài về có tài sản. Ví dụ như tôi, đi học ở Liên Xô (cũ) về, tôi có 3 thùng hàng. Tôi định bán để mua đất Hồ Tây hết. Đó là năm 1986. Tôi đã nói với rất nhiều người trong gia đình rằng, mọi người chịu khổ, con sẽ bán thùng hàng để mua đất, sau này chắc sẽ có lời khá. Nhưng gia đình không ủng hộ, tôi không làm được như vậy.

Nhưng tôi nghĩ đã có nhiều người đã làm tương tự như vậy và bây giờ, có nhiều người đã trở nên giàu khủng và đó là tài sản hợp pháp.

Ai muốn giàu thì đi làm luật sư, đừng làm công chức

Nhà báo Phạm Huyền:Hiện nay có rất nhiều thông tin, cứ là quan chức, công chức, cán bộ có tài sản lớn thì dư luận luôn cảm thấy bất minh. Ông có nghĩ rằng, đó là một thành kiến? Quan chức có quyền làm giàu hay không?

Ông Nguyễn Văn Thanh: Quan chức cũng như mọi công dân khác đều có quyền làm giàu.

Dĩ nhiên, trong quan niệm của một xã hội lành mạnh, những người nào muốn làm công chức thì cũng không nên đặt vấn đề mình sẽ trở thành một người thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội. Đó là ước mơ, cũng đồng thời là đặc quyền của những người can đảm đi kinh doanh.

Kể cả những người học Luật như chúng tôi, ai muốn giàu thì nên đi làm luật sư, chứ không nên đi làm công chức.

Về cái nhìn mặc cảm trong xã hội, đúng là trong 10 năm nay, mặc cảm đó ngày càng gia tăng. Nó có một phần như là Nghị quyết Trung ương 4 chỉ ra, nhưng có một phần tôi thấy hơi khó hiểu, có những công chức thích phô sự giàu có của mình ra, càng gây thêm sự phản cảm trong cái nhìn của công chúng.

TS Nguyễn Sỹ Dũng: Tôi nghĩ rằng, sự giàu có lên nhanh chóng của một số quan


Trong nước mình, tôi nghĩ có một cái quyền phát sinh ra tham nhũng khủng. Đó là quyền hô biến.


Hô biến tức là đất là đất ruộng, anh hô: "Biến"! Thế là thành đất ở. Chỉ là một động tác "hô". Không một pháp luật nào cho anh một cái quyền khủng như vậy.

- TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm VPQH

chức là một vấn đề rất đáng quan ngại. Như anh Thanh nói, thực chất đi vào làm việc ở khu vực công thì anh phải cống hiến. Muốn giàu có lên, anh phải làm việc tư nhân, như Phạm Nhật Vượng... Nhưng chắc, chả có công chức nào giàu như anh Phạm Nhật Vượng đâu.

Ý tôi muốn nói rằng, anh muốn làm giàu thì anh phải đi con đường khác. Còn vào công vụ phần lớn là để cống hiến. Giờ cũng có những người, họ làm kinh doanh trước rồi mới vào làm công vụ sau. Ở nước mình ít trường hợp này nhưng ở nước ngoài thì nhiều. Ngoài ông Trump ở Mỹ, rất nhiều Tổng thống của Hàn Quốc trước đây là một doanh nhân. Người ta đã làm kinh tế rồi mới làm chính trị.

Còn ở mình, rõ ràng có một hiện tượng là đang dùng quyền năng công chức của mình để làm giàu. Đó là chuyện rất rõ, chúng ta không thể nói vòng vo chỗ này được, che chắn được.

Anh làm công chức, anh sử dụng quyền năng như anh có quyền cấp giấy phép, anh có quyền phân bổ nguồn lực, có quyền điều chỉnh rất nhiều thứ. Trong nước mình, tôi nghĩ có một cái quyền phát sinh ra tham nhũng khủng. Đó là quyền hô biến.

tài sản quan chức, quan chức giàu có, quan chức làm giàu, tham nhũng lớn, tài sản khủng, Góc nhìn thẳng, bàn tròn trực tuyến
TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm VPQH và ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ trao đổi về tài sản quan chức, phòng chống tham nhũng tại Góc nhìn thẳng (ảnh: Lê Anh Dũng)

Hô biến tức là đất là đất ruộng, anh hô "biến", thế là thành đất ở. Chỉ là một động tác "hô". Không một pháp luật nào cho anh một cái quyền khủng như vậy. Ai có quyền hô biến đó thì phải giám sát thật chặt.

Còn những công chức, thực chất làm việc được giao, không có quyền năng thì thực chất, những người đó không giàu, có khi còn nghèo hơn người dân bình thường. Nhưng những công chức nào mà lợi dụng quyền năng của mình sẽ giàu lên rất nhanh, gây phản cảm xã hội.

Nhiệm vụ chống tham nhũng là phải giám sát những người như vậy, giám sát chặt để mọi thứ phải giải trình được. Chúng ta phải phát huy được trách nhiệm giải trình. Nếu anh giải trình lúng búng thì anh mất chức. Chúng ta áp đặt theo chuẩn của thế giới thì mọi việc sẽ dễ hơn. Còn nếu, để bắt tận tay, day tận trán thì khó lắm, điều tra khó lắm. Nhưng nếu anh giải trình không suôn sẻ thì anh đã bị mất tín nhiệm rồi.

Đó là điều mà các quan chức phải đối mặt với Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Vận hành cơ chế đó, chúng ta sẽ chống được tham nhũng ở cấp chính sách tốt hơn.

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông Nguyễn Văn Thanh, ở vị trí hiện nay, ông cũng là một quan chức. Ông cảm thấy thế nào về ranh giới giữa việc sử dụng quyền năng để làm đúng và làm sai? Có bao giờ, ông nhận được những lời đề nghị hấp dẫn để đi chệch chuẩn không?

Ông Nguyễn Văn Thanh: Tôi đồng ý với giả định của bạn, trong con mắt của quần chúng, hình ảnh của rất nhiều quan chức, dĩ nhiên trong đó có bản thân mình, không còn giữ được hình ảnh như thời Bác Hồ. Nếu không có thông tin gì cụ thể thì các quan chức hiện nay cũng ít nhiều bị dính đến giả định nhìn rằng, ít nhiều có lạm dụng chức vụ, quyền lực.

Về vấn đề thứ hai bạn nêu, đương nhiên là có. Quan trọng nhất ở một con người là ở tình huống đó có vượt qua được cám dỗ hay không? Tôi thì thấy không có gì khó khăn lắm.

tài sản quan chức, quan chức giàu có, quan chức làm giàu, tham nhũng lớn, tài sản khủng, Góc nhìn thẳng, bàn tròn trực tuyến
Nhà báo Phạm Huyền: Rất nhiều độc giả đã gửi câu hỏi băn khoăn về tài sản quan chức tới chương trình Góc nhìn thẳng (ảnh: Lê Anh Dũng)

Chống tham nhũng, Việt Nam nên học Singapore

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa quý vị, các bạn! Trước khi tổ chức bàn tròn, chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ bạn đọc gửi đến chương trình qua email Gocnhinthang@vietnamnet và qua fanpage Vietnamnet.vn.

Tôi xin đọc một câu hỏi của độc giả Thanh Nguyen, gửi từ email: thanh85tb@gmail.com: Vấn đề kê khai tài sản của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập và thiếu hợp lý. Tại sao nước ta không làm được mà các nước khác như Singapore, họ làm rất tốt và rất khoa học? Họ có kinh nghiệm rằng, trước khi anh làm lãnh đạo thì tài sản của anh và gia đình có những gì thì phải kê khai rõ ràng và đầy đủ, trung thực, có các cơ quan tiến hành kiểm tra và xác nhận.

Sau này trong quá trình anh làm lãnh đạo, tài sản của anh và gia đình cứ phình to ra liệu, đó có phải là dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham ô, tham nhũng hay không? Để làm giàu hay không?

Xin ông Thanh trả lời bạn đọc này!

Ông Nguyễn Văn Thanh: Đây là một câu hỏi nhưng cũng là một câu khẳng định.


"Nếu từ năm 2013 trở đi, tài sản đó có tăng lên thì các công chức, quan chức phải giải trình về phần tăng đó. Chúng ta không bắt phải giải trình việc đã kê khai tài sản trước đó".

- Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ


Singapore là một đất nước đã làm rất tốt vấn đề này, họ làm nhiều việc tốt, không chỉ riêng chống tham nhũng. Cùng với Hàn Quốc, Hồng Kong, họ là rất ít ví dụ trên thế giới đã vượt qua được vấn nạn tham nhũng khi nó ở giai đoạn trầm trọng nhất và trở lại được trạng thái phát triển ngoạn mục.

Họ đã làm rất nhiều việc. Riêng việc kê khai tài sản, họ cũng làm rất chặt như bạn đọc phản ánh. Chỉ có điều khác biệt, chúng ta cần hình dung, Singapore bắt đầu câu chuyện đó từ những năm 60 thế kỷ trước. Lúc đó, họ chỉ là một thành phố nhỏ, rất ít người. Họ có thể thiết lập một hệ thống kiểm soát hết sức tập trung cao độ và họ giữ được cho tới nay, pháp luật của họ ngày càng hoàn thiện hơn theo hướng đó.

Thu nhập công chức và câu chuyện trả lương ở Singapore được giải quyết một cách rất thoả đáng. Họ trả như dạng trái phiếu Chính phủ, được lĩnh một phần khi còn đương chức, phần còn lại, gửi vào Quỹ của Chính phủ. Đến tuổi nghỉ hưu, khi không có vi phạm gì, không bị kỷ luật công vụ thì họ sẽ được nhận phần đó. Đó là việc Singapore đã giữ được liêm.

Đúng như bạn đọc phản ánh, chúng ta nên cố gắng học. Dự kiến pháp luật của chúng ta cũng sẽ sửa đổi, cuối năm nay, Quốc hội sẽ thảo luận và có sửa đổi mạnh theo hướng đó.

TS Nguyễn Sỹ Dũng: Riêng Singapore, họ luôn có sự cạnh tranh thị trường lao động trong việc trả lương, để làm sao, người làm công vụ cảm thấy hấp dẫn hơn, tự hào hơn. Người ta tự hào là vì lương đủ sống đàng hoàng nên họ giữ được liêm. Vì lương họ rất cao.

Có một ông bộ trưởng tài chính được trả lương 3 triệu Đô-la Singapore. Phe đối lập mới thắc mắc. Ông Thủ tướng mới hỏi, với trình độ như ông bộ trưởng tài chính của ta thì bên ngoài họ trả lương bao nhiêu? Câu trả lời nói là, bên ngoài trả gần chục triệu Đô- la Singapore. Trong khi đó, Nhà nước chỉ trả có 2,5- 3 triệu Đô- la Singapore. Họ công khai như vậy.

Nhưng nói thực, họ có một cơ quan chống tham nhũng rất hiệu quả và cơ quan này rất độc lập. Để cơ quan chống tham nhũng độc lập là rất quan trọng. Nếu chúng ta không có một thiết chế như vậy thì chống tham nhũng là rất khó.

Nhà báo Phạm Huyền:Xin chia sẻ thêm một câu hỏi của bạn Quang Trung từ email: qtrung082@gmail.com: Thưa các ông, hàng năm các cán bộ đều phải kê khai tài sản nhưng tại sao tôi thấy vẫn còn lọt rất nhiều quan chức có khối tài sản rất lớn. Số mà báo chí đăng tải theo tôi là quá ít.

Vậy, việc khai báo tài sản này đã làm kiên quyết triệt để hay chưa, như mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra hay chưa, hay chỉ làm hình thức? Liệu rằng chính việc kê khai hời hợt hình thức có phải đã vô hình chung đã tiếp tay cho các quan chức ngày càng tham nhũng trắng trợn hơn?

Ông Nguyễn Văn Thanh: Tôi không nghĩ rằng, việc kê khai tài sản hiện nay của ta còn làm hời hợt nữa. Cũng rất ít nước kê khai ở mức rộng rãi như chúng ta. Nhiều nước chỉ công khai tài sản lúc nhậm chức, lúc bổ nhiệm. Còn ta, hàng năm kê khai niêm yết khắp nơi. Cho nên, không nên nói rằng, chúng ta làm hời hợt, không kiên quyết.

Về khía cạnh thứ hai, chúng ta không có căn cứ để quy kết rằng, những bản kê đó là ít, hay che giấu tài sản rất nhiều. Bởi chúng ta không có kiểm tra, xác minh thu nhập để chúng ta có căn cứ, kết luận như vậy.

Nhưng tôi đồng ý về nguyên tắc với bạn đọc, làm sao diện kê khai ít hơn, số lần kê khai ít hơn, nhưng số lần kiểm tra xác minh, cơ sở để kiểm tra xác minh tài sản dễ hơn so với luật hiện hành. Và số lần kiểm tra việc kê khai tài sản trong thực tế tăng nhiều lên.

Điều thứ ba này mới là điều quyết định để kết luận về sự minh bạch thu nhập, tài sản công chức, quan chức. Đó là việc một sự thật được kiểm chứng, được kết luận bởi một cơ quan có thẩm quyền.

Khi có sự minh bạch đó về tài sản thì lòng tin của công chúng đối với các quan chức được củng cố, nâng cao hơn. Đó là điều kiện quan trọng để chung ta có nền tảng quản trị công liêm chính.

TS Nguyễn Sỹ Dũng: Tôi xin nói thêm, đúng là việc kê khai tài sản mà nhiều về số lượng thì chỉ có ở chúng ta thôi. Không có nước nào kê khai tài sản lên tới 1 triệu trường hợp như nước ta. Nói chúng ta ít làm kê khai tài sản công chức là không phải.

Nhưng kê khai nhiều như vậy chưa phải là một thành tích. Tôi vẫn nghĩ, làm như hiện nay thì không có đủ nguồn lực để giám sát. Như tôi nói, nếu ông nào có quyền hô biến từ đất ruộng thành đất ở thì phải kê khai tài sản, giám sát mạnh.

Còn một ông trưởng phòng văn thư mà cũng bị bắt kê khai tất cả thì quả thực gây lãng phí xã hội, mà không đủ nguồn lực để giám sát sau đó. Tôi nghĩ là cách thức các nước làm về vấn đề này hợp lý hơn.

Trước lúc ứng cử Đại biểu Quốc hội, người ta kê khai tài sản. Để sau 5 năm, tài sản của anh tăng lên bao nhiêu và anh có giải trình được không? Nó rất rõ và minh bạch.

Còn ở ta, từ trưởng phòng trở lên là phải kê khai tài sản thu nhập và giờ lên tới 1 triệu trường hợp. Ai có đủ thời gian, nguồn lực giám sát?

Cơ quan của anh Thanh, anh đọc các bản kê khai tài sản ấy từ giờ cho đến lúc về hưu với 1 triệu bản, làm sao anh đọc cho hết. Đọc hết còn khó thì lấy đâu nguồn lực mà phát hiện tham nhũng?

(Mời xem tiếp phần 2, đăng ngày 18/3)

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Video: Bạt Tuấn, Xuân Quý, Đức Yên, Huy Phúc, Thu Hồng

email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Tin cùng chuyên mục:

Đạo diễn "Kong: Skull Island": Nhà của tôi sẽ là Việt Nam

Đạo diễn "Kong: Skull Island": Nhà của tôi sẽ là Việt Nam

"Tôi thực sự rất yêu Việt Nam". "Nhà của tôi sẽ là ở Việt Nam", Jordan Vogt-Roberts, đạo diễn phim bom tấn "Kong: Skull Island" chia sẻ với Góc nhìn thẳng về những dự định khi là Đại sứ du lịch Việt Nam.

Hé lộ số thuế "còi" của Uber, Facebook, Google nộp cho VN

Hé lộ số thuế "còi" của Uber, Facebook, Google nộp cho VN

Lần đầu tiên, số thuế của Uber, Facebook, Google nộp cho Việt Nam được tiết lộ khi Tổng cục thuế tham gia bàn tròn "Việt Nam thích ứng thế nào với các hiện tượng kinh tế mới?" tại chuyên mục Góc nhìn thẳng.

Muốn quản Uber, Facebook, Google, Việt Nam phải nhanh chân lên

Muốn quản Uber, Facebook, Google, Việt Nam phải nhanh chân lên

Uber, Facebook, Google đã nộp thuế cho VN ước trên 40 tỷ. Nhà quản lý sẽ phải "chạy nhanh hơn" để bắt kịp những loại hình sáng tạo mới, các chuyên gia khuyến nghị ở phần 2 của bàn tròn về vấn đề này tại Góc nhìn thẳng.

Cho người dân chơi casino, Việt Nam kiểm soát được hệ luỵ

Cho người dân chơi casino, Việt Nam kiểm soát được hệ luỵ

Với việc cho phép người Việt chơi casino, Chính phủ sẽ có đủ dữ liệu để kiểm soát được hệ luỵ từ trò chơi này và tăng thu ngân sách, GS Hà Tôn Vinh nói với Góc nhìn thẳng.


"Làm công chức mà giàu như vậy thì khó lắm"

- Làm công chức mà giàu như vậy thì khó lắm, các vị khách bình luận tiếp chủ đề "quan chức giàu có, tiền từ đâu ra?" tại Góc nhìn thẳng và đề nghị, cần tôn vinh những công chức, quan chức liêm chính.

Xem phần I:

Phải giám sát chặt tài sản của quan chức có quyền "hô biến"


Chuyện quan chức "lộ" ra khối tài sản khủng đã gây nóng dư luận thời gian qua. Ngay sau buổi công bố kết quả đánh giá công tác phòng chống tham nhũng cấp tỉnh 2016 diễn ra ngày 16/3, chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet tổ chức một bàn tròn với tựa đề: "Quan chức giàu có, tiền từ đâu ra?" với sự tham gia của 2 vị khách:

- Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ

- TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Nối tiếp phần 1 với thông điệp đề nghị, "phải giám sát chặt tài sản của quan chức có quyền "hô biến", mời bạn đọc theo dõi tiếp phần 2 và là phần cuối của bàn tròn bàn về các giải pháp căn cơ phòng chống tham nhũng hiện nay.


Xem video phần 2.1:

tài sản quan chức 33
Play

Xem video phần 2.2 (phần cuối):

tài sản quan chức 4
Play


Nhà báo Phạm Huyền:Thưa TS Nguyễn Sỹ Dũng, nhân câu chuyện có những quan chức được báo chí nêu về việc sở hữu khối tài sản lớn, có những ý kiến cho rằng, nếu lãnh đạo có thu nhập và tài sản vài trăm triệu, vài tỷ đồng thì có thể chấp nhận được nhưng nếu lãnh đạo đó có tài sản vài trăm tỷ thì cần căn cứ vào con số như vậy để tiến hành xác minh thu nhập. Ông nghĩ sao?

TS Nguyễn Sỹ Dũng: Đó là một ý kiến rất đáng quan tâm. Rõ ràng, làm cán bộ công chức mà giàu có như vậy thì khó lắm. Vì với lương như vậy, anh không "phát huy" quyền năng của mình thì anh không thể giàu được.

Chúng ta phải tính rằng, anh giàu như vậy là trước khi làm cán bộ hay sau khi làm cán bộ? Khi người ta đã giữ một chức quyền thì tài sản trước đó của người ta đã là như thế nào rồi? Còn trường hợp, từ một người chưa giàu, thu nhập không có gì đáng kể mà sau khi làm quan chức, giàu lên và bảo là do tôi tài giỏi, làm ra thì không tin được.

Tôi nghĩ rằng, pháp luật phải đảm bảo các vấn đề này được đánh giá công tâm, đúng người, đúng việc, đúng người đúng tội. Như công luận nêu ra tôi nghĩ là không nên vơ đũa cả nắm.

Tôi nghĩ, để chống quan chức tham nhũng thì cả hệ thống xã hội phải thay đổi rất nhiều, ta mới chống được. Ta chỉ kê khai tài sản không thôi thì rất khó. Ngay từ đầu tôi đã nói, chúng ta không đại xá, không làm thì rất khó.

Thứ hai là phải có một hệ thống lương bổng như thế nào để người ta tự hào với mức lương đó là mức sống được. Để làm sao, ai đó đừng hòng có thể mua chuộc tôi, vì tôi được Nhà nước trả như thế. Đó là cái phải làm cho được.



"Từ một người chưa giàu, thu nhập không có gì đáng kể mà sau khi làm quan chức, giàu lên và bảo là do tôi tài giỏi, làm ra thì không tin được"...

Phải giữ lòng tin của công chúng như con ngươi của mắt mình. Anh làm việc trong hệ thống công vụ, anh làm mất lòng tin của công chúng, coi như anh bị mất chức. Tiêu chuẩn lòng tin của công chúng như tiêu chuẩn đạo đức"...
- TS Nguyễn Sỹ Dũng

Thứ ba là phải xác lập một hệ thống đạo đức công vụ trên các nguyên tắc như sau: Thứ nhất là phải tôn trọng tuyệt đối, đề cao tuyệt đối lợi ích công. Anh đã là quan chức thì lợi ích công là số 1. Đó là tiêu chuẩn đạo đức đầu tiên.

Cái thứ hai là, kiên quyết không bao giờ được để xảy ra xung đột lợi ích. Bất cứ khi nào để xảy ra xung đột lợi ích, anh vi phạm quy chế đạo đức công vụ, anh phải mất chức. Tức là, anh nhận quà, nhưng quà đó có ảnh hưởng đến quyết định của anh hay không? Anh nhận xe, thì xe đó có làm ảnh hưởng chuyện anh phân đất, phân tiền của anh hay không?

tài sản quan chức, quan chức tham nhũng, quan chức giàu có, quan chức Việt Nam, Góc nhìn thẳng, bàn tròn trực tuyến, đạo đức công vụ, lòng tin công chúng, lương công chức
TS Nguyễn Sỹ Dũng chia sẻ với Góc nhìn thẳng về chống tham nhũng trong đội ngũ quan chức (ảnh: Lê Anh Dũng)

Nguyên tắc thứ 3, tôi cho là rất quan trọng nhưng khó thực hiện, phải làm bằng được. Đó là phải giữ lòng tin của công chúng như con ngươi của mắt mình. Anh làm việc trong hệ thống công vụ, anh làm mất lòng tin của công chúng, coi như anh bị mất chức. Tiêu chuẩn lòng tin của công chúng như tiêu chuẩn đạo đức, phải giữ như thế nào đó để công chúng còn tiếp tục tin tưởng anh, tin vào hệ thống công vụ.

Nếu chúng ta áp đặt tiêu chuẩn đó, tôi nghĩ là các quan chức sẽ phải giữ mình rất là ghê.

Bây giờ, báo chí đưa ra, người dân không tin họ. Nó không chỉ làm cho hệ thống công vụ không vận hành được, mà còn làm cho đạo đức công vụ bị vi phạm, nhất là ở nguyên tắc thứ ba quan trọng nhất.

Nhà báo Phạm Huyền: Ông Thanh nghĩ sao về các ý kiến của TS Dũng?

Ông Nguyễn Văn Thanh: Tôi đồng với anh Dũng. Có một ý về vấn đề lòng tin. Chúng ta hãy xem, muốn giải quyết vấn đề tiền lương, nền kinh tế của chúng ta có thể chịu được một mức đóng góp ngân sách cao hơn để có thể trả lương cao hơn nữa.

Nhưng nếu bây giờ hỏi người dân, doanh nghiệp là đóng thuế cao hơn một chút để có tiền trả lương cho công chức, người dân sẽ có quyền hỏi lại là: Tôi sẵn sàng đóng thuế cao hơn, anh có đảm bảo là chất lượng dịch vụ công sẽ tốt hơn hay không, đạo đức công vụ có tốt hơn không?

Câu trả lời trong dân chúng hiện nay, tôi nghĩ là sẽ có vấn đề ở lòng tin.

Ý thứ hai là, đạo đức công vụ như anh Dũng đề cập, có vấn đề truyền thống của chúng ta. Cha mẹ dìu dắt anh em, con em mình vào làm cùng.

Đến thời bây giờ, nó đã thành xung đột lợi ích rồi. Chúng ta phải cố gắng làm sao trong phạm vi lãnh đạo quản lý của mình, không để anh em, họ hàng, người thân thích làm việc trực tiếp dưới quyền của mình. Bản thân điều đó sẽ dẫn tới xung đột lợi ích rồi. Dù pháp luật hiện nay không cấm đến mức triệt để vấn đề này.

Đó là lĩnh vực rất khó để luật pháp cấm đoán triệt để nhưng tôi tin rằng, vai trò gương mẫu, tinh thần của người Đảng viên, người công bộc phải được phát huy cao hơn.

tài sản quan chức, quan chức tham nhũng, quan chức giàu có, quan chức Việt Nam, Góc nhìn thẳng, bàn tròn trực tuyến, đạo đức công vụ, lòng tin công chúng, lương công chức
Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chia sẻ với Góc nhìn thẳng về chống tham nhũng trong đội ngũ quan chức (ảnh: Lê Anh Dũng)

TS Nguyễn Sỹ Dũng: Tôi nghĩ rằng, muốn cải cách tiền lương thì trước hết, phải cắt giảm bộ máy. Bởi ăn lương ngân sách, hiện nay không chỉ có công chức mà còn có bộ máy của hệ thống chính trị. Chúng ta phải trả các cơ quan về đúng chức năng, đúng với nguồn tài chính của nó.

Khi cải cách sâu rộng như vậy, tiền ngân sách phải trả cho những đối tượng không phải là công vụ được mới cắt giảm tối đa thì mới có nguồn. Nếu hệ thống bộ máy nhiều như thế này thì không ngân sách nào trả nổi cả.

Và nếu bộ máy cứ nhiều như thế này, chúng ta làm còn chưa xong việc cắt giảm thì phải làm thế nào? Theo tôi có 2 việc phải làm: Phải nâng cao trình độ, chọn người tài vào làm việc và phải đưa công nghệ thông tin vào. Khi làm như vậy, chúng ta mới có thể cải cách tiền lương được. Nói người dân phải đóng thêm tiền, tôi nghĩ rất là khó.

Nhà báo Phạm Huyền:Rõ ràng, các giải pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng rất khó khăn. Chương trình có nhận được một câu hỏi từ bạn đọc Trần Quang, email: khaiquangtran1980@gmail.com nêu: Nếu chúng ta chống tham nhũng, người phát hiện ra tham nhũng lại được lợi ít hơn so với người tham nhũng thì ta có chống được hay không? Ta phải làm cách nào?

Khi người tố cáo tham nhũng bị trù dập vì tham nhũng có hệ thống thì chúng ta phải xử lý làm sao? Có khi nào từ địa phương đến trung ương, có động thái bao che bởi chính những quan chức xử lý vụ việc lại có lợi từ hành vi tham nhũng. Vấn đề này phải xử lý như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Thanh: Tôi vẫn có niềm tin, đại đa số nhân dân ta đại đa số sống cho lợi ích chung của cộng đồng. Nếu thấy những điều bất thường, bất bình, công dân của ta vẫn tố cáo. Báo chí vừa qua đã đăng tải nhiều trường hợp theo đuổi đến cùng vụ việc, tố cáo vụ việc kiên trì.

Tôi cũng chưa nghe đến trường hợp nào người ta so bì giữa lợi ích của việc tố cáo so với lợi ích của người không tố cáo. Tôi không tin là dân của chúng ta thiếu thiện chí đối với sự phát triển của đất nước như vậy.

Về câu hỏi, có trường hợp nào từ dưới lên trên, tất cả đều bao che tham nhũng, tôi cũng chưa gặp trường hợp nào. Cái phổ biến mà tôi vẫn gặp trong mấy chục năm nay, nếu ở cấp xã có tố cáo tham nhũng thì thường đến cấp huyện là đã giải quyết tốt. Một số trường hợp có bao che thì cơ bản đến cấp tỉnh, sẽ được giải quyết tốt. Còn nếu xảy ra ở cấp tỉnh, cơ quan trung ương đã vào giải quyết thì sẽ giải quyết rốt ráo. Đó là phổ biến.

Câu hỏi kế tiếp, người bị tố cáo sẽ bị trù dập? Sự bị trù dập hiện nay nhiều hơn trong thực tiễn đời sống của chúng ta là không được phân công công việc như mong muốn, chí ít ra, nhiều người tin rằng có thể được làm công việc hay hơn, thu nhập tốt hơn.

tài sản quan chức, quan chức tham nhũng, quan chức giàu có, quan chức Việt Nam, Góc nhìn thẳng, bàn tròn trực tuyến, đạo đức công vụ, lòng tin công chúng, lương công chức
TS Nguyễn Sỹ Dũng và ông Nguyễn Văn Thanh chia sẻ tại Góc nhìn thẳng

Còn trù dập đến mức tàn tệ như là bị đuổi việc, sa thải, thực tiễn cũng có, không phải không có nhưng ít. Thường, những người tố cáo như vậy theo đuổi vụ việc, đấu tranh kiên quyết và những vụ đó thường rất nổi tiếng. Rất nhiều trường hợp, những người như vậy đã được các cơ quan công quyền trả lại quyền lợi chính đáng cho họ. Người bị tố cáo tham nhũng cũng đều bị xử lý. Dĩ nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ. Phải nói cho vậy cho đầy đủ.

TS Nguyễn Sỹ Dũng: Tôi nhớ không nhầm, Quốc hội đang dự kiến sửa Luật Tố cáo, trong đó, Chủ tịch Quốc hội đã có ý kiến: Nếu đơn tố cáo nặc danh nhưng có chứng cớ, đủ căn cứ thì sẽ phải xem xét. Bây giờ, tạo điều kiện cho người tố cáo nếu sợ bị trù dập thì anh có thể tố cáo nặc danh, nhưng phải cung cấp được chứng cứ. Đó là một cách để bảo vệ người tố cáo. Như trước đây, dứt khoát là anh tố cáo phải ký tên thì đơn thư mới được xem xét. Nhiều người sợ. Bởi vậy, việc sửa đổi Luật tôi nghĩ là một bước tiến rất lớn về lập pháp để bảo vệ người tố cáo.

Nhà báo Phạm Huyền: Có câu hỏi từ bạn đọc Đặng Quang Khoa, email: dangquangkhoaktv@gmail.com như sau: Trong trường hợp đến ngày hết hạn treo công khai bản kê khai tài sản của thủ trưởng cơ quan, chúng tôi phát hiện ra là thủ trưởng không khai đầy đủ các mục trong bản kê khai thì có vi phạm Luật phòng chống tham nhũng không và có được xem là "kê khai tài sản, thu nhập không trung thực hay không"?

Thưa ông Thanh, ông nghĩ sao ạ?

Ông Nguyễn Văn Thanh: Câu hỏi đó đúng như mục đích của các nhà lập pháp. Treo bản kê khai tài sản lên công khai để cho mọi người đọc. Hết hạn đó, qua mấy ngày xem và suy ngẫm, ai phát hiện được có vấn đề gì thì quyền có thể tố cáo, phản ánh. Nhưng chỉ với bấy nhiêu như vậy thì chưa đủ căn cứ để nói rằng, người thủ trưởng đó vi phạm Luật hay có tham nhũng.

Như tôi đã nói, phải dựa trên đơn tố cáo, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh thì mới có thể kết luận được việc vi phạm, có tham nhũng hay không?

Nhà báo Phạm Huyền:Về vấn đề này, TS Nguyễn Sỹ Dũng nghĩ sao về hiệu năng quản lý của cơ quan phòng chống tham nhũng của nước ta hiện nay?

TS Nguyễn Sỹ Dũng: Tôi nghĩ rằng, phòng chống tham nhũng trước hết phải từ cơ quan đang làm việc với hệ thống quy trình công việc, quản lý nội bộ. Đó là điều quan trọng nhất. Quy trình nội bộ mà minh bạch, áp đặt trách nhiệm giải trình với mọi động tác, mọi quyết định. Đó là cái gốc.

Còn các cơ quan phòng chống tham nhũng thì tôi nghĩ rằng, cần phải phản ứng nhanh, chính xác. Bởi, qua hàng trăm vụ việc, kéo dài từ năm này qua năm khác, quả thật sẽ dễ gây mất lòng tin trong dân.

tài sản quan chức, quan chức tham nhũng, quan chức giàu có, quan chức Việt Nam, Góc nhìn thẳng, bàn tròn trực tuyến, đạo đức công vụ, lòng tin công chúng, lương công chức
Bàn tròn "Quan chức giàu có, tiền từ đâu ra" tại Góc nhìn thẳng

Nhưng cơ quan phòng chống tham nhũng này phải hợp tác với cơ quan điều tra, vì cơ quan phòng chống tham nhũng của ta khác với các nước. Hoạt động điều tra là ở cơ quan công an. Thanh tra Chính phủ chưa phải là to.

Thành thử, cơ quan phòng chống tham nhũng vẫn nên là độc lập. Chúng ta phải tạo ra một thiết chế mà ở trên cơ quan này chỉ là luật pháp. Không ai ở trên đầu cơ quan đó cả, thế thì sẽ hiệu quả hơn.

Nhà báo Phạm Huyền:Một câu hỏi của bạn đọc, tôi xin gửi tới ông Thanh. Bạn đọc Trần Văn Thông, ở Tp HCM, email: thaithienson@gmail.com hỏi: Quan chức có được phép có cổ phần ở công ty không? Nếu có, khi người đó có động thái can thiệp hay hỗ trợ mang lại lợi ích cho công ty mình đầu tư thì có vi phạm pháp luật không?

Ông Nguyễn Văn Thanh: Trả lời cho vế thứ nhất, rất rõ ràng, pháp luật của chúng ta cho phép, quan chức, công chức có thể mua cổ phần doanh nghiệp.

Về vế hỏi thứ hai, những từ mà bạn đọc đó diễn đàn khiến tôi khó trả lời. Can thiệp theo nghĩa nôm na là trái pháp luật, bóp méo cạnh tranh, tạo ra lợi ích cạnh tranh bất chính cho công ty của mình thì rõ ràng là không được. Còn ở khía cạnh "giúp đỡ", nếu là một lời khuyên, một lời tư vấn thì tôi nghĩ là được.

TS Nguyễn Sỹ Dũng: Tôi nghĩ nên hiểu chặt chẽ là: Các quan chức đều được đầu tư nhưng phải không trong ngành mình phụ trách. Luật Phòng chống tham nhũng có nêu điều này. Nếu anh phụ trách, ví dụ như cán bộ về giao thông, anh mua bán trong lĩnh vực giao thông thì không được. Còn anh phụ trách về giao thông nhưng anh mua bán ở lĩnh vực may mặc thì được. Bởi nó không xung đột lợi ích gì ở đây.

Bất cứ ngành nào mà anh đầu tư mà để xảy ra xung đột lợi ích là không được. Trở lại trường hợp bà Hồ Thị Kim Thoa khi nhậm chức Thứ trưởng Bộ Công Thương, bà đã có cổ phần như vậy (ở công ty Điện Quang- PV), pháp luật không cấm điều đó nhưng nếu nghĩ đến xung đột lợi ích, đến chuẩn mức đạo đức công vụ ở cấp cao hơn, như ông Trump bán hết cổ phần của ông trước khi tranh cử Tổng thống, bà ấy bán hết đi thì có lẽ, đã đạt chuẩn mực đạo đức công vụ cao hơn. Bởi đó là ngành mà bà ấy phụ trách.

tài sản quan chức, quan chức tham nhũng, quan chức giàu có, quan chức Việt Nam, Góc nhìn thẳng, bàn tròn trực tuyến, đạo đức công vụ, lòng tin công chúng, lương công chức
TS Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chia sẻ với Góc nhìn thẳng về tài sản quan chức (ảnh: Lê Anh Dũng)

Nhà báo Phạm Huyền:Nói về chế tài, khi phát hiện những quan chức có tài sản do thu nhập bất chính thì việc thu hồi lại, đã đủ sức răn đe hay chưa? Khi phát hiện các khoản chênh chênh lệch bất thường, kê khai là một con số nhưng thực tế là con số lớn hơn thì chúng ta có nên đề xuất đánh thuế khoản thu nhập đó hay không?

Ông Nguyễn Sỹ Dũng: Tôi nghĩ anh Thanh trả lời tốt hơn tôi, vì tôi là người đã về hưu.

Ông Nguyễn Văn Thanh: Chúng ta có một vấn đề đã tranh luận nhiều năm. Nhân việc sửa Luật Phòng chống tham nhũng vừa rồi bàn, cũng tranh luận nhiều việc này nhưng vẫn chưa thống nhất được. Khối tài sản chênh lệch đó, do người ta lỡ không kê khai, quên không kê khai thì xã hội, Nhà nước ứng xử như thế nào?

Tôi đồng tình với quan điểm của bạn, chúng ta nên coi đó là sự lỡ làng, là một tài sản xã hội, hãy cho người ta cơ hội kê khai và đánh thuế thu nhập. Như vậy, Nhà nước cũng được lợi. Họ cũng hợp thức hoá được khối tài sản của mình. Bởi vì, không thể nói đó là khối tài sản vô chủ được. Người đó vẫn là người gần gũi hơn cả, có thể là chủ sở hữu hợp pháp hơn cả đối với khối tài sản đó.

Nhà báo Phạm Huyền:Tôi xin hỏi các ông câu cuối, trong bối cảnh xã hội hiện nay, thể chế hiện nay, chúng ta làm thế nào để có những chuyển biến căn cơ, nâng cao tính tự giác, tự nguyện, tinh thần cống hiến của các công chức, cán bộ, quan chức?

Làm sao không cần đến các công cụ quản lý của cơ quan chức năng, các quan chức vẫn giữ được liêm chính, không bị vướng vào một thành kiến, "quan chức có tài sản lớn là bất minh"?

Ông Nguyễn Sỹ Dũng: Anh Thanh lát sẽ nói thêm. Bên cạnh những giải pháp đã nêu về tiền lương, đạo đức công vụ..., có một điểm tôi muốn nhấn mạnh, hãy tôn vinh các công chức liêm chính đi.

Tôi sợ rằng, có một xu thế bây giờ là, chúng ta đang "tắm bùn" cho công chức. Trót vì tay đã nhúng chàm, đã làm công chức thì nó là như thế. Trước sau, người ta cũng nói mình như vậy nên nhúng chàm. Thế thì không nên như vậy.

Những người trong sạch, liêm chính trong đó phải được tôn vinh. Phải dùng những tấm gương đó để đẩy lùi những người khác. Còn nếu chúng ta đẩy người ta vào thế: Trót vì tay đã nhúng chàm/Dại rồi còn biết khôn làm sao đây! Thế thì rất khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Thanh: Có rất nhiều định nghĩa trên thế giới về tham nhũng, nhưng có một định nghĩa rất hay của Ngân hàng Thế giới: Tham nhũng là sự thất bại của Chính phủ trong việc phân bổ nguồn lực. Nếu phân bổ đúng đắn, vẫn có lương ở mức chấp nhận được đối với xã hội, đối với công chức, để có mức sống ngang và trên mức trung bình của xã hội. Đó là mức mà xã hội văn minh quan niệm như vậy về công chức. Phải làm được việc đó. Chúng ta có thể trả lương bằng trái phiếu Chính phủ như Singapore.

Về kỹ thuật, phải kiên trì thông qua hệ thống thuế, thu nhập, hệ thống thanh toán bởi trong cơ quan công quyền vẫn còn dùng tiền mặt, rồi thông qua hệ thống đăng ký bất động sản, để công khai thu nhập. Chúng ta cần làm kiên trì từng bước nhỏ để tiến tới kiểm soát được tài sản của cán bộ công chức.

Động cơ tham nhũng sẽ bị suy giảm đáng kể bởi vì, tham nhũng trở nên khó hơn nhiều và không tiêu thụ được. Nó sẽ bị đẩy lùi dần. Điều đó chỉ có thể phải làm kiên trì. Và nếu chúng ta không bắt đầu ngay từ bây giờ thì sẽ không biết khi nào mới đạt được.

Ví dụ, ngay như trong quy định về xung đột lợi ích, vừa rồi chúng tôi bàn dự thảo sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng, đưa ra 4 điều nhưng lấy ý kiến, nhiều người còn phản đối lắm.

Chúng ta lấy ý kiến về quy định, những điều xung đột lợi ích phải công khai hoá và không được làm. Người thủ trưởng biết giao một việc cho cán bộ cấp dưới mà có xung đột lợi ích thì phải giao cho người khác làm tạm thời, người cán bộ cấp dưới đó phải làm việc khác.

Dự thảo sửa Luật tới đây là như vậy. Chúng ta phải kiên trì và phải bắt đầu từ bây giờ với sự kiên trì đó.

Nhà báo Phạm Huyền:Quan chức, cán bộ, công chức cũng là một người dân và họ có quyền làm giàu chân chính. Quan chức không có nghĩa là phải nghèo. Nhưng làm sao để tránh được hiện tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tư lợi cá nhân, trong sạch hoá đội ngũ cán bộ của Đảng, của Chính phủ, làm sao để tỉnh táo nhận diện tiêu cực trong bộ máy công quyền, không hàm oan những cán bộ, lãnh đạo có năng lực nhưng cũng không bỏ lọt những cán bộ lãnh đạo bị tha hoá, biến chất?

Việc chấm điểm 7 lĩnh vực trong việc đánh giá công tác phòng ngừa tham nhũng cũng là một cách thức để thúc đẩy chuyển biến vấn đề này như đánh giá về công khai minh bạch; Cải cách hành chính; Quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp; Chuyển đổi vị trí công tác; Kết quả kê khai tài sản thu nhập; Xây dựng thực hiện các chế độ định mức tiêu chuẩn và Việc nộp lại quà tặng.

Thế nhưng hẳn điều này là chưa đủ. Luật Phòng chống tham nhũng tới đây hi vọng cần có những sửa đổi mạnh mẽ hơn để đẩy lùi được tệ nạn này.

Chào tạm biệt quý vị và hẹn gặp lại ở chương trình sau.

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Video: Xuân Quý, Bạt Tuấn, Đức Yên, Huy Phúc, Thu Hồng

email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Các tin cùng chuyên mục Góc nhìn thẳng:

Phải giám sát chặt tài sản của quan chức có quyền "hô biến"

Phải giám sát chặt tài sản của quan chức có quyền "hô biến"

"Quan chức giàu có, tiền từ đâu ra?" Một phần có thể do quyền "hô biến" và quyền ấy phát sinh ra tham nhũng khủng. Bởi vậy, quan chức có quyền hô biến phải giám sát thật chặt, theo các vị khách chia sẻ tại Góc nhìn thẳng.

Muốn quản Uber, Facebook, Google, Việt Nam phải nhanh chân lên

Muốn quản Uber, Facebook, Google, Việt Nam phải nhanh chân lên

Uber, Facebook, Google đã nộp thuế cho VN ước trên 40 tỷ. Nhà quản lý sẽ phải "chạy nhanh hơn" để bắt kịp những loại hình sáng tạo mới, các chuyên gia khuyến nghị ở phần 2 của bàn tròn về vấn đề này tại Góc nhìn thẳng.

Hé lộ số thuế "còi" của Uber, Facebook, Google nộp cho VN

Hé lộ số thuế "còi" của Uber, Facebook, Google nộp cho VN

Lần đầu tiên, số thuế của Uber, Facebook, Google nộp cho Việt Nam được tiết lộ khi Tổng cục thuế tham gia bàn tròn "Việt Nam thích ứng thế nào với các hiện tượng kinh tế mới?" tại chuyên mục Góc nhìn thẳng.

Không thể chấp nhận hiệu trưởng "làm rầu nồi canh"

Không thể chấp nhận hiệu trưởng "làm rầu nồi canh"

Bình luận ngay sau vụ kỷ luật ở trường tiểu học Nam Trung Yên, GS Nguyễn Lân Dũng nói với Góc nhìn thẳng "không thể chấp nhận có con sâu làm rầu nồi canh trong giáo dục" bởi hệ lụy làm hỏng cả con người.


Mời đặt câu hỏi về ra quân đòi lại vỉa hè

- "Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột?" Mời bạn đọc đặt câu hỏi cho TS Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban ATGT Quốc gia và TS Đặng Hoàng Giang, PGĐ Trung tâm CECODES, một chuyên gia phản biện xã hội. Chương trình bàn tròn sẽ diễn ra sáng mai, 9h30 ngày 23/3.

Điều máy xúc dẹp hàng loạt 'điểm nóng' vỉa hè Hà Nội
Hà Nội: Vỉa hè lại chật cứng xế hộp, xe máy, đố ai đi bộ
Người Sài Gòn tự chế bậc tam cấp di động trên vỉa hè

Chiến dịch đòi lại vỉa hè cho người đi bộ đang được thực hiện một cách quyết liệt chưa từng thấy và có thể nói, ấn tượng nhất từ trước tới nay.

Những người đứng đầu các địa phương đều đã đưa ra những tuyên bố, mạnh mẽ. Ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND Quận 1, Tp HCM tuyên bố "sẽ biến Quận 1 thành một Singapore thu nhỏ", "không ngại đụng chạm" và "sẽ cởi áo về vườn nếu không làm được".

Ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Tp Hà Nội nêu rõ thông điệp, đòi lại vỉa hè phải làm bài bản, có tình, có lý và đặc biệt, không làm kiểu phong trào.

Và riêng về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Xuân Phúc chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2 cũng đã hoan nghênh tinh thần quyết liệt đòi lại vỉa hè của địa phương.

Tuy nhiên, sau gần 2 tháng thực hiện rốt ráo, vẫn còn đó tâm lý lo ngại, băn khoăn về sự tồn tại và lợi ích của kinh tế vỉa hè mang lại cho người dân, vẫn còn đó những bức xúc, phản ứng của chính những người dân có vi phạm lấn chiếm vỉa hè khi bị xử lý và đặc biệt, vẫn còn tình trạng tuân thủ một cách hình thức, dọn dẹp vỉa hè đối phó, khi vắng cơ quan chức năng là ngay lập tức tái diễn vi phạm.

Vỉa hè là của người đi bộ và đòi lại vỉa hè không còn là việc lập lại trật tự văn minh đô thị mà còn chính là cuộc chiến chống lại thói quen tuỳ tiện dễ dãi, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong nhân dân. Làm sao để chiến dịch này không phải là đầu voi đuôi chuột?

Cùng nhìn lại cuộc ra quân giành lại vỉa hè:

mời trực truyến bàn tròn vỉa hè
Play

Chuyên mục Góc nhìn thẳng, báo điện tử VietNamNet tổ chức một cuộc bàn tròn- tranh luận trực tiếp về vấn đề này với 2 vị khách mời:

Khách mời thứ nhất là TS Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia. Ông Khuất Việt Hùng là Tiến sĩ về quy hoạch và kỹ thuật giao thông vận tải, từng trải qua nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải. Ông là em trai út trong một gia đình có truyền thống bộ đội khi cha và anh trai đều là sĩ quan cao cấp trong Quân đội nhân dân. Tuy nhiên, hai người chị gái, TS Khuất Thu Hồng và TS Khuất Thị Hải Anh lại là các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực xã hội và sức khoẻ cộng đồng.

Khách mời thứ hai là TS Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ cộng đồng và nghiên cứu phát triển (CECODES). Ông vốn là người Áo, gốc Việt với chuyên môn chính về kinh tế, nhưng lại được biết đến nhiều với vai trò là một nhà phản biện các chính sách xã hội. Ông cũng là một cây bút sắc sảo với nhiều bài bình luận về nhiều vấn đề giáo dục, văn hoá, xã hội trên báo chí.

Chia sẻ với VietNamNet, từ góc độ của nhà quản lý, TS Khuất Việt Hùng nhấn mạnh: "Vỉa hè phải giành lại cho được để có sự sắp xếp phù hợp".

Tuy nhiên, TS Đặng Hoàng Giang lại băn khoăn: "Nếu muốn bắt chước Singapore mà chỉ bắt chước cái ngọn như câu chuyện vỉa hè thì sẽ vừa thất bại, vừa tạo ra khốn khổ cho người nghèo".

Chương trình sẽ được phát trực tiếp trên trang VietNamNet và Fanpage Vietnamnet.vn lúc 9h30 sáng ngày mai, 23/3.

Ngay bây giờ, các bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình qua Fanpage Vietnamnet.vn và email: gocnhinthang@vietnamnet.vn.

Mời bạn đọc cùng xem lại những hình ảnh quyết liệt đòi lại vỉa hè của Tp Hồ Chí Minh và Tp Hà Nội:

Video 1: Người Hà Nội tự phá cửa nhà, dọn dẹp vỉa hè

xây bậc tam cấp
Play


Video 2: Hình ảnh mạnh tay xử lý lấn chiếm vỉa hè của ông Đoàn Ngọc Hải

Play


VietNamNet

Tin cùng chuyên mục:

"Làm công chức mà giàu như vậy thì khó lắm"

"Làm công chức mà giàu như vậy thì khó lắm"

Làm công chức mà giàu như vậy thì khó lắm, các vị khách bình luận tiếp chủ đề "quan chức giàu có, tiền từ đâu ra?" tại Góc nhìn thẳng và đề nghị, cần tôn vinh những công chức, quan chức liêm chính.

Phải giám sát chặt tài sản của quan chức có quyền "hô biến"

Phải giám sát chặt tài sản của quan chức có quyền "hô biến"

"Quan chức giàu có, tiền từ đâu ra?" Một phần có thể do quyền "hô biến" và quyền ấy phát sinh ra tham nhũng khủng. Bởi vậy, quan chức có quyền hô biến phải giám sát thật chặt, theo các vị khách chia sẻ tại Góc nhìn thẳng.

Đạo diễn "Kong: Skull Island": Nhà của tôi sẽ là Việt Nam

Đạo diễn "Kong: Skull Island": Nhà của tôi sẽ là Việt Nam

"Tôi thực sự rất yêu Việt Nam". "Nhà của tôi sẽ là ở Việt Nam", Jordan Vogt-Roberts, đạo diễn phim bom tấn "Kong: Skull Island" chia sẻ với Góc nhìn thẳng về những dự định khi là Đại sứ du lịch Việt Nam.


Mở rộng hạn điền, cuộc cách mạng mới của nông nghiệp VN

- Mở rộng hạn điền cần phải hiểu như thế nào cho đúng? Làm sao để vượt qua rào cản trong tư duy để thực hiện cuộc cách mạng mới cho nông nghiệp Việt Nam? Hãy cùng tham gia bàn tròn về vấn đề này.

Mở rộng hạn điền: Gỡ những nút thắt ở chuyện “nới diện tích"
Mở rộng hạn điền: Bước tiến dài trong đổi mới
Chính phủ thống nhất mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất

"Mở rộng hạn điền, cuộc cách mạng mới của nông nghiệp Việt Nam", đó là chủ đề cuộc bàn tròn diễn ra 18h tối nay, 23/3 tại chuyên mục Góc nhìn thẳng.

Chương trình có sự tham gia của 3 vị khách mời:

- Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Bà Hoàng Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách và pháp chế, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên- Môi trường

- GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường

hạn điền, mở rộng hạn điện, cải cách ruộng đất, tích tụ ruộng đất, tái cơ cấu nông nghiệp, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, GS Đặng Hùng Võ
Từ trái sang phải: Ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: bà Hoàng Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách và pháp chế, Tổng cục Đất đai, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT

Sau hàng chục năm giằng xé trong tư duy, nâng lên, đặt xuống, có lúc tưởng chừng sẽ mở ra, rồi rút lại, vấn đề hạn điền, tích tụ ruộng đất đã có hơi thở mới.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 2 của Chính phủ, Thủ tướng đã nêu rõ chủ trương phải tạo thuận lợi cho tích tụ ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Việc này đã được giao cho 3 Bộ: Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp phải nghiên cứu chính sách, hoàn thành ngay trong quý III tới.

Mới đây, tại hội nghị về lúa gạo ở An Giang, Thủ tướng đã một lần nữa nhấn mạnh chủ trương này như một giải pháp đột phá về thể chế, cứu cánh cho lúa gạo hay nền nông nghiệp Việt Nam đang suy giảm hiện nay.

Tuy nhiên, nhiều câu hỏi nóng đang được đặt ra: Mở rộng hạn điện cần phải hiểu như thế nào cho đúng? Làm sao để vượt qua nỗi lo cố hữu- rào cản trong tư duy- về việc hình thành "địa chủ mới", làm bần cùng hoá nông dân? Làm sao để tích tụ ruộng đất thực sự mang lại hiệu quả cao nhất: hình thành một nền nông nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh với thế giới? Làm để người nông dân được lợi và thoát nghèo?....

hạn điền, mở rộng hạn điện, cải cách ruộng đất, tích tụ ruộng đất, tái cơ cấu nông nghiệp, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, GS Đặng Hùng Võ
Chủ đề mở rộng hạn điền sẽ thảo luận tại Góc nhìn thẳng

Và hơn hết, chúng ta cần rút ra bài học gì từ quá khứ, ở 2 cuộc cải cách ruộng đất trước đó?

Theo GS Đặng Hùng Võ, hạn điền là một chính sách đất đai có từ thời phong kiến, nhằm hạn chế khả năng chiếm giữ nhiều đất đai của địa chủ, bảo vệ đất đai cho nhà vua.

Giai đoạn năm 1953-1956, Nhà nước đã thực hiện cải cách ruộng đất (tạm gọi là cuộc cải cách ruộng đất lần thứ nhất) với khẩu hiệu "người cày có ruộng", lấy ruộng đất của địa chủ, chia đều cho người nông dân.

Khi Luật Đất đai 1993 ra đời, sau đó là Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27.9.1993, cuộc cải cách ruộng đất lần thứ 2 bắt đầu với một sự thay đổi mới về tư duy. Nhà nước đã phân bổ lại ruộng đất của hợp tác xã, do hoạt động kém hiệu quả ở giai đoạn trước, giao lại cho các hộ nông dân sử dụng.

Tuy nhiên, người dân phải chịu giới hạn về diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp. Ví dụ như: trồng cây hàng năm thì được sử dụng không quá 3 ha tại các tỉnh thuộc Nam bộ và không qua 2 ha tại các nơi khác; với cây trồng lâu năm, không quá 10 ha tại các xã đồng bằng và 30 ha tại các xã trung du, miền núi đối với đất trồng cây lâu năm (điều 5- Nghị định 64/NĐ-CP).

10 năm sau đó, Luật Đất đai 2003 có hiệu lực từ 1/7/2004 được ban hành nhưng chính sách hạn điền- hay chính sách chuyển hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của Nhà nước cho các hộ gia đình, cá nhận đã được Luật quy định do Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.

4 năm sau, ngày 21/6/2007, Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này mới được ban hành. Nghị quyết quy định: Mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được sử dụng một diện tích đất gấp đôi so với Luật Đất đai 1993 như không quá 6ha đất cho trồng cây hàng năm, thuỷ sản, muối ở Nam Bộ, ĐBSCL, 4ha khu vực còn lại...

6 năm tiếp sau đó, Luật Đất đai mới nhất ban hành năm 2013, hạn mức giao đất giảm thấp hơn. Điều 129 của Luật này quy định các hộ gia đình, cá nhân được sử dụng không quá 3ha đối với khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL cho trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; không quá 2 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

Hệ quả là, ở cuộc cải cách ruộng đất lần thứ 1, Việt Nam đã từng rơi vào tình cảnh thiếu đói lương thực trầm trọng giai đoạn 1982-1988.

Ở cuộc cải cách ruộng đất lần 2, những điều luật được ban hành vẫn chưa có bước tiến đột phá nào về vấn đề hạn điền. Nền nông nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không có thương hiệu mạnh và ngày càng suy giảm trên thương trường quốc tế. Câu chuyện điển hình nhất là ở ngành lúa gạo hiện nay.

Với một diện tích như vậy, không thể nào áp dụng được công nghệ cao, áp dụng các tiêu chuẩn và kỹ thuật tiên tiến để đưa nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam trở nên sạch, vững mạnh, có thương hiệu và cạnh tranh được với thế giới.

Bởi vậy, tháo gỡ hạn điền, cũng chính là tháo gỡ cho ngành nông nghiệp Việt Nam- một ngành đóng góp từ 18-20% GDP cho quốc gia, tạo công ăn việc làm cho 50% dân số, nhưng lại đang ngày càng thua kém so với Thái Lan, Campuchia...

Sức ép tháo gỡ về hạn điền lớn hơn bao giờ hết!

Mời bạn đọc gửi câu hỏi tới chương trình qua email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

VietNamNet

Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột?

Hai vị khách mời tham dự bàn tròn cùng trao đổi, tranh luận và trả lời bạn đọc các câu hỏi xoay quanh chủ đề nóng này: Đòi lại vỉa hè, làm sao để không đầu voi đuôi chuột?

Khách mời thứ nhất là TS Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia. Chia sẻ với VietNamNet, từ góc độ của nhà quản lý, TS Khuất Việt Hùng nhấn mạnh: "Vỉa hè phải dành lại cho được để có sự sắp xếp phù hợp".

dẹp vỉa hè, Đoàn Ngọc Hải, giành lại vỉa hè, kinh tế vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, vỉa hè Sài Gòn, Khuất Việt Hùng, Đặng Hoàng Giang
TS Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đang trả lời câu hỏi của độc giả. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ông Khuất Việt Hùng là Tiến sĩ về quy hoạch và kỹ thuật giao thông vận tải, từng trải qua nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải. Ông là em trai út trong một gia đình có truyền thống bộ đội khi cha và anh trai đều là sĩ quan cao cấp trong Quân đội nhân dân. Tuy nhiên, hai người chị gái, TS Khuất Thu Hồng và TS Khuất Thị Hải Oanh lại là các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực xã hội và sức khoẻ cộng đồng.

Khách mời thứ hai là TS Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ cộng đồng và nghiên cứu phát triển (CECODES). Từ góc độ là nhà phản biện chính sách, ông băn khoăn: "Nếu muốn bắt chước Singapore mà chỉ bắt chước cái ngọn như câu chuyện vỉa hè thì sẽ vừa thất bại, vừa tạo ra khốn khổ cho người nghèo".

dẹp vỉa hè, Đoàn Ngọc Hải, giành lại vỉa hè, kinh tế vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, vỉa hè Sài Gòn, Khuất Việt Hùng, Đặng Hoàng Giang
TS Đặng Hoàng Giang trao đổi tại cuộc bàn tròn trực tuyến. Ảnh: LAD

TS Đặng Hoàng Giang vốn là người Áo, gốc Việt với chuyên môn chính về kinh tế, nhưng lại được biết đến nhiều với vai trò là một nhà phản biện các chính sách xã hội. Ông cũng là một cây bút sắc sảo với nhiều bài bình luận về nhiều vấn đề giáo dục, văn hoá, xã hội trên báo chí.

Có thể nói, cuộc ra quân đòi lại vỉa hè cho người đi bộ đang được thực hiện một cách quyết liệt chưa từng thấy và có thể nói, ấn tượng nhất từ trước tới nay.

Những người đứng đầu các địa phương đều đã đưa ra những tuyên bố, mạnh mẽ. Ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND Quận 1, Tp HCM tuyên bố "sẽ biến Quận 1 thành một Singapore thu nhỏ", "không ngại đụng chạm" và "sẽ cởi áo về vườn nếu không làm được".

Ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Tp Hà Nội nêu rõ thông điệp, đòi lại vỉa phải làm bài bản, có tình, có lý và đặc biệt, không làm kiểu phong trào.

Và riêng về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Xuân Phúc chủ trì phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2 cũng đã hoan nghênh tinh thần quyết liệt đòi lại vỉa hè của địa phương.

Tuy nhiên, sau gần 2 tháng thực hiện rốt ráo, vẫn còn đó tâm lý lo ngại, băn khoăn về sự tồn tại và lợi ích của kinh tế vỉa hè mang lại cho người dân, vẫn còn đó những bức xúc, phản ứng của chính những người dân có vi phạm lấn chiếm vỉa hè khi bị xử lý và đặc biệt, vẫn còn tình trạng tuân thủ một cách hình thức, dọn dẹp vỉa hè đối phó, khi vắng cơ quan chức năng là ngay lập tức tái diễn vi phạm.

Vỉa hè là của người đi bộ và đòi lại vỉa hè không còn là việc lập lại trật tự văn minh đô thị mà còn chính là cuộc chiến chống lại thói quen tuỳ tiện dễ dãi, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật trong nhân dân. Làm sao để chiến dịch này không phải là đầu voi đuôi chuột?

Cùng theo dõi bàn tròn tại đây:

VietNamNet

Email chương trình: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Cơ quan Nhà nước nếu lấn vỉa hè thì "di dời đi là vừa"

- Trước pháp luật, mọi tổ chức, cá nhân đều bình đẳng. Những cơ quan... nếu có công trình vi phạm lấn chiếm vỉa hè thì cũng phải tìm chỗ di dời dần là vừa, TS Khuất Việt Hùng và TS Đặng Hoàng Giang cùng bàn luận tại Góc nhìn thẳng.

Xem đầy đủ chương trình bàn tròn tại đây:

Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột?

Đó là một trong những khuyến nghị được TS Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia chia sẻ tại Bàn tròn"Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột"vừa diễn ra và phát trực tiếp sáng qua, 23/3 tại Vietnamnet.

Với TS Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ cộng đồng và nghiên cứu phát triển (CECODES), quá trình xử lý việc lấn chiếm vỉa hè cần phải làm thật kín kẽ, tránh hết sức những trường hợp nhầm lẫn như đã xảy ra. Và cuộc ra quân dọn dẹp vỉa hè này nên được bắt đầu trước tiên từ những cơ quan Nhà nước, cửa hàng lớn...

Chuyên mục Góc nhìn thẳng mời bạn đọc xem phần lược trích 1:

dẹp vỉa hè 11
Play
Play

Nhà báo Phạm Huyền:Tôi có một băn khoăn là tại sao trong bối cảnh hiện nay khi mà các cơ quan chức năng chỉ đơn thuần làm theo quy định của pháp luật nhưng đã tạo ra một cảm xúc rất là khác lạ trong dân chúng như vậy!

Câu chuyện dẹp vỉa hè thực tế cũng đang gây ra tranh cãi, khi có rất nhiều người dân rất ủng hộ liệu pháp được cho là gây sốc của lực lượng chức năng và quản lý, điển hình như là câu chuyện của ông Đoàn Ngọc Hải (Phó Chủ tịch UBND Quận 1, Tp HCM).

Tuy nhiên, cũng có những người dân lại lăn tăn về cách thức dẹp vỉa hè hiện nay, có cảm xúc thương cảm với những người dân bị xử lý vi phạm và họ cho rằng nên lựa chọn một hình thức khác nhẹ nhàng hơn.

Vậy quan điểm của các ông về cách thức hiện nay, trong việc dẹp vỉa hè là như thế nào?

TS Đặng Hoàng Giang: Cái tôi quan tâm nhiều hơn là họ (cơ quan quản lý, lực lượng chức năng- PV) làm như thế có đúng ở đây không!

dẹp vỉa hè, Đoàn Ngọc Hải, giành lại vỉa hè, kinh tế vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, vỉa hè Sài Gòn, Khuất Việt Hùng, Đặng Hoàng Giang
TS Đặng Hoàng Giang chia sẻ quan điểm về dẹp vỉa hè (ảnh: Lê Anh Dũng)

Tôi nghĩ câu chuyện này khá phức tạp. Tôi hi vọng chính quyền Tp HCM và Thành phố Hà Nội khi di dời các công trình, tài sản của người dân lấn chiếm vỉa hè như thế thì tuân thủ đúng pháp luật.

Tôi ví dụ, có thể xem người dân trình được giấy tờ gì cho công trình được cho là vi phạm, cho người dân một thời hạn nhất định, nếu thời hạn đó qua rồi mà họ không trình được giấy tờ đầy đủ thì tiến hành tháo dỡ.

Trong những trường hợp giấy tờ không rõ ràng thì chúng ta phải kiên nhẫn hơn, phải đi theo đúng trình tự pháp luật. Tôi nghĩ, có thể là đưa tòa án chẳng hạn.

Vừa rồi chúng ta thấy có xảy ra một số trường hợp như bốt gác kho tiền của ngân hàng đã được di dời, sau lại được để lại hoặc có trường hợp, sau khi phá bậc tam cấp của nhà dân đi, họ lại trình giấy tờ, thấy đúng nên lực lượng chức năng phải dừng lại.

Tôi nghĩ nên tránh hết sức những việc như vậy!

Tôi cho rằng, tốt nhất là nên kín kẽ, nên đúng pháp luật thay vì là chứng tỏ là người hùng hoặc là do mình quá sốt ruột, quá nhiệt tình mà lại làm sai quy định của pháp luật! Điều đó không đúng với hình ảnh một chính quyền và ngườ dân cũng sẽ phản ứng, không phục.

Ngoài ra, tôi nghĩ chúng ta cũng cần phải chi tiết hơn về việc ai là người chiếm vỉa hè và chúng ta nên cư xử như thế nào với họ.

Tôi có cảm giác và lo ngại rằng là những người yếu nhất, những người ở dưới cùng trong bậc thang quyền lực trong xã hội có thể bị gạt ra đầu tiên bởi vì không có ai bảo vệ họ cả. Họ thân cô thế cô, rất dễ gạt họ đi.

Dọc đường Bà Triệu (Hà Nội) khi mà tôi đến đây, rất nhiều cơ quan nhà nước có ôtô đỗ kín cả hết vỉa hè. Rất nhiều cơ quan nhà nước có bậc tam cấp rất dài, rất rộng, chiếm hết vỉa hè. Vì sao chúng ta không xử lý được?

Rất nhiều cửa hàng, quán ăn họ có diện tích bên trong nhưng họ bày thêm cả bàn ghế ở bên ngoài hoặc là cả những ô kính, tủ kính hàng hóa bên ngoài chiếm hết cả vỉa hè.

Chúng ta có thể xử lý được những trường hợp như vậy!

Tôi nghĩ, chúng ta nên bắt đầu ở những cơ quan nhà nước, hoặc những cửa hàng lớn, những ngân hàng, những người mà quyền lực của họ lớn, họ giàu có và không bị ảnh hưởng đến vấn đề mưu sinh ở câu chuyện dẹp vỉa hè. Chúng ta cần xử lý họ trước. Một, hai ô tô đỗ ở đấy, chúng ta giải quyết được thì có thể có rất nhiều không gian cho những người đi bộ khác.

Những người bán rong, bán lẻ như chị bán bánh giò, chả..., cuộc sống của họ cũng chính là ở đó, họ mưu sinh ở đấy. Chúng ta không nói là họ được quyền dùng tất cả vỉa hè hoặc muốn bán ở đâu cũng được nhưng chúng ta cần lưu ý đến sự mưu sinh của họ trước, chứ không nên dùng bàn tay sắt để gạt họ đi. Vì họ rất dễ gạt.

Trong khi cơ quan nhà nước lại đỗ 10 cái ô tô trên vỉa hè thì chúng ta lại rất vất vả để xử lý các trường hợp đó.

Tôi nghĩ chúng ta nên ý thức được về sự tương quan quyền lực như thế khi dẹp vỉa hè.

Nhà báo Phạm Huyền:Về vấn đề này, xin TS Khuất Việt Hùng chia sẻ?

dẹp vỉa hè, Đoàn Ngọc Hải, giành lại vỉa hè, kinh tế vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, vỉa hè Sài Gòn, Khuất Việt Hùng, Đặng Hoàng Giang
TS Khuất Việt Hùng chia sẻ ý kiến về câu chuyện dẹp vỉa hè (ảnh: Lê Anh Dũng)


TS Khuất Việt Hùng: Tôi nghĩ, anh Giang nói một lô-gic rất hợp lý, giống cách ở Tp HCM. Anh Hải (ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND Quận 1, Tp HCM) làm trước với ngân hàng, làm trước với ô tô biển xanh. Tuần đầu tiên chúng ta thấy như vậy, rõ ràng điều đó đã được nhìn nhận rất là tốt.

Tôi cho rằng, lô-gic ấy rất là đúng và quan điểm ở trong chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như chính quyền các thành phố đều nhấn mạnh rất rõ, dẹp vỉa hè, đối tượng là ai, đối tượng nào là cần phải làm trước, ưu tiên.

Trong các chỉ đạo, tôi thấy cũng xác định rõ rằng, không nhất thiết chúng ta dành 100% phần vỉa hè để đi bộ. Chúng ta tổ chức lại vỉa hè, có vỉa hè đủ rộng thì có phần có thể bố trí đỗ xe.

Ngay trước cổng Uỷ ban An toàn quốc gia, vỉa hè có một phần vạch trắng riêng để cho để xe máy cho tất cả các cơ quan xung quanh đỗ là hợp lý. Nhưng trước cổng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cho đỗ xe, tôi cho là hơi lộn xộn.

Tất nhiên, chúng ta phải xác định trong quá trình thực thi pháp luật, sẽ có những vấn đề mà bản thân lực lượng thực thi pháp luật cũng có những hành vi gây tranh cãi. Thậm chí, có vi phạm. Chúng ta phải xác định như thế, khi đấy chúng ta cũng không nên nói rằng là như thế là đúng.

Theo tôi, cái gì sai thì nói sai. Rõ ràng trong quá trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền, một xã hội pháp quyền, người dân nếu thấy bản thân mình đúng, kể cả người dân hiểu rằng tôi đúng như có khi họ lại hiểu sai thì vẫn nên có khiếu kiện một cách văn minh. Có thể đưa ra toà án tất cả các vấn đề này.

Tôi cho rằng, Nhà nước cứ tiến hành, lực lượng thực thi công vụ hãy tiến hành và những vi phạm đó, nếu cần thiết, chúng ta có thể giải quyết ở tòa án theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan thực thi pháp luật, họ theo pháp luật, họ được bảo vệ của pháp luật nhưng cũng chịu sự trừng trị của pháp luật nếu như vi phạm. Ngược lại, người dân thực thi pháp luật, người dân được pháp luật bảo vệ nhưng cũng có những người dân bị xử lý và thậm chí bị trừng trị.

Sau khi Hà Nội ra quân 4 ngày, trực tiếp tôi chạy bộ vỉa hè, chạy trên vỉa hè chứ tôi không chạy dưới lòng đường, chỗ nào buộc phải xuống lòng đường tôi sẽ chạy dưới lòng đường.

Tôi tránh trụ điện, tránh bốt, tránh những xe máy để làm sao tôi có thể chạy được. Tôi đã chạy trên những tuyến phố được xem như khó khăn nhất như tuyến phố Đội Cấn rồi Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn lên Tôn Đức Thắng (Hà Nội). Tôi gặp gỡ những người dân, kể cả những người chủ cửa hàng, họ đang phá dở, tôi thấy họ làm mà không có lực lượng chức năng nào ở đấy. Họ chỉ muốn sao cho Nhà nước xử lý thật công bằng.

Trước pháp luật thì tất cả mọi tổ chức, cá nhân đều bình đẳng, ai cũng phải tuân thủ thôi. Rõ ràng sẽ có những cơ quan bây giờ cũng phải nghĩ là công trình của mình ở đấy (vi phạm lấn chiếm vỉa hè - PV) cũng phải chuẩn bị tìm chỗ di dời dần là vừa. Phải nói thật là như thế.


Bàn tròn trực tuyến: "Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột" đã phát trực tiếp sáng ngày 23/3 tại VietNamNet có sự tham gia của 2 khách mời:
- TS Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.
- TS Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ cộng đồng và nghiên cứu phát triển.

(Xem tiếp lược trích phần 2 ngày 25/3/2017:

Dẹp vỉa hè: Cái tình lấn át cái lý thì khó

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Video: Xuân Hoàng, Xuân Quý, Bạt Tuấn, Đức Yên, Huy Phúc, Thúy Hồng, Duy Tiến, Hoàng Long

ảnh: Lê Anh Dũng

email:gocnhinthang@vietnamnet.vn

Tin cùng chuyên mục:

Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột?

Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột?

Bàn tròn "Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột?" đang phát trực tiếp cùng với TS Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban ATGT Quốc gia và TS Đặng Hoàng Giang, PGĐ Trung tâm CECODES, diễn ra từ 9h30 hôm nay, ngày 23/3.

Mở rộng hạn điền, cuộc cách mạng mới của nông nghiệp VN

Mở rộng hạn điền, cuộc cách mạng mới của nông nghiệp VN

Mở rộng hạn điền cần phải hiểu như thế nào cho đúng? Làm sao để vượt qua rào cản trong tư duy để thực hiện cuộc cách mạng mới cho nông nghiệp Việt Nam? Hãy cùng tham gia bàn tròn về vấn đề này.

"Làm công chức mà giàu như vậy thì khó lắm"

"Làm công chức mà giàu như vậy thì khó lắm"

Làm công chức mà giàu như vậy thì khó lắm, các vị khách bình luận tiếp chủ đề "quan chức giàu có, tiền từ đâu ra?" tại Góc nhìn thẳng và đề nghị, cần tôn vinh những công chức, quan chức liêm chính.

Phải giám sát chặt tài sản của quan chức có quyền "hô biến"

Phải giám sát chặt tài sản của quan chức có quyền "hô biến"

"Quan chức giàu có, tiền từ đâu ra?" Một phần có thể do quyền "hô biến" và quyền ấy phát sinh ra tham nhũng khủng. Bởi vậy, quan chức có quyền hô biến phải giám sát thật chặt, theo các vị khách chia sẻ tại Góc nhìn thẳng.



Dẹp vỉa hè: Cái tình lấn át cái lý thì khó

- Văn hoá thượng tôn ngay trong người thực thi pháp luật mà chưa có, để cái tình lấn át cái lý, có người chống lưng thì rất khó, TS Đặng Hoàng Giang và TS Khuất Việt Hùng chia sẻ về cuộc ra quân dẹp vỉa hè tại Góc nhìn thẳng.

Xem đầy đủ bàn tròn:

Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột?

Khép lại bàn tròn "Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột?" (đã diễn ra trực tiếp sáng 23/3 tại VietNamNet), TS Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia lo ngại: "Chúng ta chưa có một văn hóa thượng tôn pháp luật, ngay cả trong những người thực thi pháp luật chứ chưa nói đến người dân".

Theo ông, có những người lại vì cái "tình" trước và điều đó đã triệt tiêu văn hoá thượng tôn pháp luật. Đến khi xử lý cương quyết, dọn dẹp vỉa hè, có xung đột thì người thực thi pháp luật bỗng trở thành "ông ác".

TS Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ cộng đồng và nghiên cứu phát triển (CECODES) dẫn lại con số "150/180 quán bia có công an chống lưng" của Chủ tịch Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung và thốt lên: "Đó là một con số rất kinh khủng!".

"Chừng nào, chính quyền địa phương không xử lý được những vụ như vậy... thì lúc đấy, người dân và doanh nghiệp muốn chiếm hữu tài sản công cho việc riêng thì họ vẫn cứ làm thôi", ông Giang nói.

Một gợi ý cuối cùng gửi gắm tới chính quyền các địa phương của các diễn giả là: cần có đường dây nóng phản ánh vi phạm lấn chiếm vỉa hè.

Trước đó, tại phần 1, các diễn giả đề xuất việc cần xử lý nghiêm minh trước tiên các vi phạm lấn chiếm vỉa hè đối với các công trình của cơ quan Nhà nước.

Mời bạn đọc theo dõi chi tiết trích đoạn bàn tròn phần cuối:

bàn tròn vỉa hè 2
Play

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa hai vị khách mời, rõ ràng chúng ta có một khung pháp luật cũng rất đầy đủ và chặt chẽ. Tuy nhiên, câu chuyện giành lại vỉa hè đã được thực hiện rất nhiều lần nhưng sau đó các hoạt động vi phạm lấn chiếm vỉa hè vẫn tái diễn. Vậy lỗi là do đâu? Chúng ta sẽ phải rút ra bài học từ quá khứ cho các câu chuyện vỉa hè ở thời điểm này ra sao?

Xin TS Khuất Việt Hùng, ông suy nghĩ thế nào về điều này?

TS Khuất Việt Hùng: Thực ra, ở câu chuyện này, chúng ta dùng từ “văn hóa” thì hơi rộng. Nhưng có thể nói rằng, chúng ta chưa có một văn hóa thượng tôn pháp luật, ngay cả trong những người thực thi pháp luật chứ chưa nói đến người dân.

Ví dụ như việc người ta lấn chiếm vỉa hè, ta giải tỏa nhưng sau đó lại quay lại tái


Bàn tròn "Đòi lại vỉa hè: Làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột" đã diễn ra sáng 23/3 tại báo VietNamNet, phát trực tiếp và live stream qua fanpage Vietnamnet.vn với 2 diễn giả:

- TS Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia

- TS Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ cộng đồng và nghiên cứu phát triển


phạm. Hình ảnh cương quyết của lực lượng thực thi pháp luật đôi khi dẫn đến những xung đột, như xung đột cụ thể giữa con người với con người, do tính cách, thái độ kiểu "tao ghét cái mặt mày", ví dụ thế... Những người thực thi pháp luật trở thành những ông ác.

Đấy chính là bởi văn hóa thượng tôn pháp luật chưa đến với tất cả những góc cạnh của đời sống. Từ đấy, dẫn đến bản thân những người thực thi pháp luật cũng có những người xử lý có tình có lý nhưng lại đặt tình trước.

Tình trước là, thấy chỗ này là người quen mình, là chị bán xôi, anh bán bún... thì lại nghĩ, người ta nghèo quá cứ để đấy không chết ai cả.

Nhưng cái chết ở đây là chúng ta đang triệt tiêu văn hóa thượng tôn pháp luật, bằng cách “ông bạn tôi nghèo nên thông cảm”. Đó là lý do mà tại sao những câu chuyện này lại thành như là “ném đá ao bèo”, bèo tản ra sau rồi kín lại. Bây giờ chúng ta phải xây dựng văn hóa này.

TS Đặng Hoàng Giang: Tôi nghĩ rằng, chuyện chúng ta không quản lý được rốt ráo trật tự vỉa hè thì cũng giống như không quản lý được độ cao công trình. Đó là một điểm yếu của hệ thống, tức là có luật rồi đấy nhưng mà không triển khai được. Và chính quyền có thể dung túng vì tình cảm, dung túng vì có sự chia sẻ về mặt lợi ích tài chính chẳng hạn.

dẹp vỉa hè, Đoàn Ngọc Hải, lấn chiếm vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Khuất Việt Hùng, Đặng Hoàng Giang
TS Đặng Hoàng Giang chia sẻ về dẹp vỉa hè tại Góc nhìn thẳng (ảnh: Lê Anh Dũng)

Làm thế nào để tránh được những tình trạng đó? Tôi nghĩ là cần phải có những kênh hết sức là rõ ràng để người dân phản ánh. Ví dụ, người dân thấy quán karaoke này chiếm thêm vỉa hè, đang đỗ khoảng chục xe máy thì tôi phản ánh và khi phản ánh thì chính quyền phải xử lý. Nếu người dân thấy anh công an này là bạn của chủ quán karaoke đó, mãi không xử lý thì phải phản ánh đến kênh một kênh cao hơn.

Khi qua kênh đó, được người dân phản ánh những hiện tượng như vậy, sau đó, chính quyền phản ứng một cách rất là nhanh nhẹn và công minh thì sẽ ổn thôi.

Nhà báo Phạm Huyền: Tuy nhiên, với những người thuộc cơ quan chức năng chịu trách nhiệm quản lý vỉa hè nhưng lại để vỉa hè xảy ra tình trạng vi phạm như vậy, theo các ông, họ đã được xử lý nghiêm hay chưa?

Gần đây, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cũng đã thẳng thắn cho biết là có tới gần 80% quán bia là có lực lượng công an đứng sau lưng.

TS Đặng Hoàng Giang: Ông Chung (ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Tp Hà Nội- PV) cho biết có 150/180 quán bia có sự chống lưng của công an. Đó là một con số kinh khủng.

Tôi nghĩ tại sao chúng ta không điều tra việc đó? Tôi thấy hoàn toàn đủ cơ sở điều tra xem, mức độ của vấn đề này như thế nào, xử phạt ra sao? Công an chống lưng đó sẽ bị kỷ luật như thế nào và các quán bia đấy bị xử phạt như thế nào?

TS Khuất Việt Hùng: Tôi rất chia sẻ về việc này! Chúng ta phải xác định đây là văn hóa chung có ở hầu như tất cả các nơi trên thế giới. Chúng ta rất ít thấy quốc gia nào mà việc xử lý những người thực thi pháp luật lại nhan nhãn. Đấy là một câu chuyện rất rõ.

Tôi muốn nói là chúng ta chưa có văn hóa pháp quyền ở chỗ này. Tất nhiên nó có nhiều yếu tố. Như tôi vừa nói là văn hóa thượng tôn pháp luật cần phải thấm đến mọi tầng lớp thì chúng ta mới có thể thực thi được.

dẹp vỉa hè, Đoàn Ngọc Hải, lấn chiếm vỉa hè, vỉa hè Hà Nội, Khuất Việt Hùng, Đặng Hoàng Giang
TS Khuất Việt Hùng chia sẻ về dẹp vỉa hè (ảnh: Lê Anh Dũng)

Ví dụ, nếu như muốn xử lý chính quyền thì phải có ai đó kiện. Nhưng thông thường, người dân rất ngại kiện chính quyền vì kiện cũng chẳng đi đến đâu cả. Ngay cả trong hệ thống thực thi pháp luật vẫn còn văn hóa chưa thượng tôn pháp luật. Chúng ta phải nói với nhau một cách thẳng thắn như thế.

Như vậy, ở câu chuyện vỉa hè này, đã có hiện tượng như thế, đã có vấn đề như thế! Và như anh Giang nói, tôi cũng nghĩ nó đã thành một cái nếp rồi.

Chúng ta phải thay đổi như thế nào? Ví dụ như ông Chung (ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Tp Hà Nội- PV) nói con số 150/180 chẳng hạn, đấy là một con số đáng để chúng ta suy ngẫm.

Rõ ràng, bây giờ chúng ta xử lý cái đấy như thế nào? Đây là vấn đề mà chúng tôi luôn luôn mong chờ vai trò của cơ quan truyền thông trong việc giám sát.

TS Đặng Hoàng Giang: Hai ý tôi muốn chốt lại, nếu như chúng ta muốn trở thành một Singapore thì trước hết chúng ta phải giải quyết những vụ việc như là quán bia được công an chống lưng. Chúng ta không giải quyết cái đấy thì tất cả những chuyện về hàng rong hay đỗ xe máy... chỉ như là làm "trang sức" và sẽ không giải quyết được tận cùng vấn đề.

Thứ hai, anh Hùng có nói người dân không lên tiếng, không gửi thư hay không khiếu nại… Bản thân tôi cũng đã khiếu nại khá nhiều về những việc xung quanh khu phố tôi ở rằng, có một xưởng gỗ họ sơn sịt rất là mùi…Rất khó khăn, không bao giờ có phản hồi của chính quyền cả.

Chừng nào, chính quyền địa phương không xử lý được những vụ như vậy thì lúc đấy tất cả những người dân và doanh nghiệp muốn chiếm hữu tài sản công cho việc riêng thì họ vẫn cứ làm thôi.

TS Khuất Việt Hùng: Tôi hoàn toàn nhất trí với anh Giang! Chúng ta phải để con số 150/180 chỉ còn 15 và 0. Đó là trách nhiệm của chính quyền cũng như người đứng đầu của các chính quyền, chắc chắn chúng ta phải làm.

Có thể, đôi khi chúng ta sẽ cũng chẳng biết họ giải quyết như thế nào nhưng chúng ta có thể nhìn thấy, ví dụ trên vỉa hè không có chuyện đấy nữa. Tôi không biết ông chống ở đâu, chống để làm gì nhưng không còn việc như thế xảy ra, không còn việc lấn chiếm một cách vô tội vạ mà không có ai xử lý... Vấn đề là không còn hiện tượng đấy nữa.

TS Đặng Hoàng Giang: Xin hỏi anh Hùng, giả sử bây giờ quán bia gần nhà tôi, tôi thấy họ bày hết bàn ghế ra vỉa hè thì có một số điện thoại nào mà tôi có thể gọi đến để báo tin cho chính quyền địa phương không? Hiện nay có đường dây nóng nào không?

TS Khuất Việt Hùng: Hiện nay ở Hà Nội, thực sự tôi chưa thấy số điện thoại đấy. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, có thể nhắn tin trực tiếp cho Chủ tịch. Trong trường hợp anh thấy, anh có thể nhắn tin cho tôi, tôi cũng sẽ là người truyền lại thông điệp đấy cho địa phương.

TS Đặng Hoàng Giang: Như vậy, chúng ta cần một cơ chế. Không thể hàng trăm người nhắn tin cho anh được, anh có rất nhiều việc khác cũng như ông chủ tịch cũng như thế...

TS Khuất Việt Hùng: Cho nên, Ủy ban An toàn quốc gia hiện đang có 11 số điện thoại đường dây nóng về các lĩnh vực khác nhau. Riêng về trật trự an toàn giao thông, có 4 số của Văn phòng Ủy ban, trong đó có một số là tôi cầm!

Nhà báo Phạm Huyền:Vỉa hè cần giành lại cho người đi bộ, nhưng không nghĩa tạo dựng nên những vỉa hè trống trơn mà giành lại là để sắp xếp một cách hợp lý, đúng luật. Có chỗ cho người đi bộ, có đoạn cho đỗ xe, có đoạn người dân được phép kinh doanh. Đó là một trong những thông điệp lớn mà các khách mời đã truyền tải tới bạn đọc.

Trân trọng cảm ơn hai vị khách mời!

Xem lược trích phần I:

Cơ quan Nhà nước nếu lấn vỉa hè thì "di dời đi là vừa"

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Video: Xuân Hoàng, Huy Phúc, Xuân Quý, Đức Yên, Thuý Hồng, Duy Tiến, Hoàng Long

Email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Các tin cùng chuyên mục:

Cơ quan Nhà nước nếu lấn vỉa hè thì "di dời đi là vừa"

Cơ quan Nhà nước nếu lấn vỉa hè thì "di dời đi là vừa"

Trước pháp luật, mọi tổ chức, cá nhân đều bình đẳng. Những cơ quan Nhà nước... nếu thấy có lấn chiếm vỉa hè thì "cũng phải tìm chỗ di dời dần là vừa", TS Khuất Việt Hùng và TS Đặng Hoàng Giang cùng bàn luận tại Góc nhìn thẳng..

Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột?

Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột?

Bàn tròn "Đòi lại vỉa hè, làm sao để không thành đầu voi đuôi chuột?" đang phát trực tiếp cùng với TS Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban ATGT Quốc gia và TS Đặng Hoàng Giang, PGĐ Trung tâm CECODES, diễn ra từ 9h30 hôm nay, ngày 23/3.

"Làm công chức mà giàu như vậy thì khó lắm"

"Làm công chức mà giàu như vậy thì khó lắm"

Làm công chức mà giàu như vậy thì khó lắm, các vị khách bình luận tiếp chủ đề "quan chức giàu có, tiền từ đâu ra?" tại Góc nhìn thẳng và đề nghị, cần tôn vinh những công chức, quan chức liêm chính.

Phải giám sát chặt tài sản của quan chức có quyền "hô biến"

Phải giám sát chặt tài sản của quan chức có quyền "hô biến"

"Quan chức giàu có, tiền từ đâu ra?" Một phần có thể do quyền "hô biến" và quyền ấy phát sinh ra tham nhũng khủng. Bởi vậy, quan chức có quyền hô biến phải giám sát thật chặt, theo các vị khách chia sẻ tại Góc nhìn thẳng.