Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Giảm tổn thất điện năng: Cần sự đồng bộ từ quy hoạch đến phân phối

- Phó Tổng giám đốc Tcty Điện lực Miền Bắc chia sẻ với Góc nhìn thẳng, muốn giảm tổn thất điện năng, cần nhất là sự đồng bộ trong đầu tư và vận hành hệ thống điện, từ khâu quy hoạch cho đến khâu phân phối.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng

Giảm tổn thất điện năng đang là vấn đề cấp bách của ngành điện, vừa góp phần để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng điện, vừa góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và qua đó, giảm áp lực lên giá điện.

Không ít ý kiến cho rằng, tổn thất điện năng lớn, đã dẫn tới người tiêu dùng phải chịu một mức giá điện cao. Mục tiêu trong 5 năm tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ phải giảm tỉ lệ này từ mức 7,94% xuống còn 6,5%, trong đó riêng Tổng công ty Điện lực miền Bắc sẽ phải giảm xuống 5%, là mục tiêu không dễ dàng. Đây cũng là đơn vị đang chịu tỉ lệ tổn thất điện năng lớn nhất trong 6 đơn vị.

Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo điện tử VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Mạnh Tuấn – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

tổn thất điện năng
Play

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông, mới đây Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã công bố tỉ lệ tổn thất điện năng năm 2015 là 7,94%, đạt xuất sắc chỉ tiêu của Thủ tướng giao là giảm tỉ lệ này xuống dưới 8%. Tuy nhiên, trong đó, Tổng công ty Điện lực miền Bắc lại đang gánh một mức tổn thất điện năng lớn nhất, lên tới 6,68%. Ông có thể lý giải vì sao lại có tình trạng như vậy?

Ông Hồ Mạnh Tuấn: Tôi hoàn toàn đồng tình với vế đầu tiên của câu hỏi nhà báo đưa ra. Đó là việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đưa tỉ lệ tổn thất điện năng vào năm 2015 xuống 7,94% và hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu Chính phủ đề ra.

Nhưng vế thứ hai, tôi cho rằng để so sánh như vậy thì hơi khập khiễng và chưa thỏa đáng đối với Tổng công ty Điện lực miền Bắc, bởi vì tỉ lệ tổn thất điện năng gắn trực tiếp với hệ thống điện, lưới điện của đơn vị được quản lý. Ví dụ, chúng tôi có một số những yếu tố bất lợi với lưới điện của miền Bắc để nhìn ra con số 6,68% có ý nghĩa như thế nào?

Thứ nhất, Tổng công ty Điện lực miền Bắc chịu trách nhiệm quản lý đầu tư, vận hành và bán điện trên địa bàn của 27 tỉnh, khu vực phía Bắc trừ Thủ đô Hà Nội.

Với 13 tỉnh đã nằm ở khu vực trung du miền núi, nơi rất bất lợi về yếu tố tổn thất điện năng và bán điện cho hơn 9 triệu khách hàng. Quy mô về lưới điện của chúng tôi đang là lớn nhất trong 5 Tổng công ty phân phối.

Chỉ tính riêng lưới điện 110 kV, đường dây đã dài trên 8.000 km và trên 200 trạm biến áp 110 kV. Cùng đó, chúng tôi còn có hàng trăm ngàn km đường dây trung hạ áp, hơn 40.000 trạm biến áp phân phối nữa, trong khi đó, tổn thất điện năng ở mức nào cũng phụ thuộc vào quy mô của lưới điện.

Thứ hai, tổn thất điện năng còn phụ thuộc chất lượng và trình độ, công nghệ của lưới điện. Lưới điện ở miền Bắc được hình thành sớm hơn. Hiện nay, trên địa bàn chúng tôi còn rất nhiều công trình đã được xây dựng từ những năm 60, 70 của thế kỷ trước chưa được cải tạo đầy đủ nên lưới điện khá cũ kĩ.

Đặc biệt, trong năm 2008 đến 2015, riêng Tổng công ty Điện lực miền Bắc tiếp nhận lưới điện hạ áp ở khu vực nông thôn, xấp xỉ 4.000 xã, chính xác là 3.985 xã, với mức tổn thất điện năng khi tiếp nhận dao động từ 20 – 25%, có nơi lên đến 40%.

Trước năm 1995, khi chuẩn bị thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam - Tập đoàn Điện lực Việt Nam bây giờ thì tỉ lệ tổn thất của Công ty Điện lực 1 – bây giờ là Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã xấp xỉ 20%. Đến năm 2015, tỉ lệ tổn thất điện năng giảm xuống còn 6,68%. Và còn những vấn đề khác nữa, về địa bàn, về khoảng cách, rồi về cơ cấu phụ tải.... Nhìn cả một quá trình như vậy thì mới thấy những nỗ lực của cán bộ công nhân viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc như thế nào trong việc giảm tổn thất điện năng.

Nhà báo Phạm Huyền: Vâng, như ông chia sẻ thì tỉ lệ tổn thất điện năng có lý do từ tổn thất kĩ thuật. Tuy nhiên, rất nhiều người dân cho rằng, vấn đề tổn thất điện năng còn có lý do là quản lý của ngành điện lỏng lẻo, còn để xảy ra tình trạng trộm cắp điện – tức là tổn thất thương mại. Xin ông cho biết, tổn thất thương mại như vậy thì có ảnh hưởng như thế nào đến tổn thất điện năng hiện nay?

tổn thất điện năng, giảm tổn thất điện năng, mục tiêu giảm tổn thất điện năng, quy hoạch điện, Hồ Mạnh Tuấn
Ông Hồ Mạnh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tcty Điện lực Miền Bắc
trao đổi với Góc nhìn thẳng (ảnh: VietNamNet)

Ông Hồ Mạnh Tuấn: Tôi lại phải bàn thêm về từ quản lý lỏng lẻo và từ trộm cắp điện bạn vừa nêu. Nói như thế, cũng chưa thỏa đáng với cả hai phía, cả bên quản lý lưới điện và bên khách hàng sử dụng điện.

Câu nói này đúng ở những thập kỉ 90 của thế kỉ 20, khi đó đúng là có hiện tượng như vậy, trộm cắp điện xảy ra rất nhiều. Còn nhớ những năm 1991, 1992 tại thành phố Hải Phòng tỉ lệ tổn thất điện năng đã lên tới 59%, cao nhất nước rồi. Lúc đó, đúng là có cả yếu tố buông lỏng quản lý, cả yếu tố về sử dụng điện là vi phạm.

Thế nhưng mà bây giờ, bình tâm lại, thời điểm này, có thể nói công tác quản lý của ngành điện đã được nâng lên rất nhiều. Ví dụ, trải qua nhiều năm, ngành điện đã nâng cao chất lượng, trình độ quảng lý. Công nghệ của lưới điện từng bước được hiện đại hóa. Rồi ngay cả những việc liên quan đến vi phạm sử dụng điện thì giờ cũng đã được ngăn chặn đáng kể bằng các biện pháp kỹ thuật.

Đơn cử như việc lắp đặp công tơ đo đếm điện, chúng tôi đã khuyến nghị với nhà cung cấp chế tạo công tơ chống quay ngược, dù anh có ăn cắp thì nó vẫn quay xuôi, rồi tiến tới công tơ điện tử có gắn cảnh báo về hiện tượng trộm cắp điện.

Đối với người dân cũng vậy, tôi cho là, ý thức sử dụng điện đã tăng lên rất nhiều. Những vụ trộm cắp điện tuy vẫn còn, không phải không có nhưng không mang tính phổ biến. Nó đi vào những hành vi tinh vi hơn, đòi hỏi chúng tôi phải tăng cường công tác quản lý lên rất nhiều. Nói nhanh gọn là như vậy.

Nhà báo Phạm Huyền:Ông có thể nói rõ hơn, hiện nay tình trạng trộm cắp điện hay nói cách khác là tổn thất phi kĩ thuật chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm?

Ông Hồ Mạnh Tuấn: Hiện nay, chúng tôi không tính được tổn thất phi kĩ thuật, tuy nhiên qua những việc phát hiện, xử lý các vi phạm như vậy, thì các vi phạm này chỉ khoảng dưới 0,1%.

tổn thất điện năng, giảm tổn thất điện năng, mục tiêu giảm tổn thất điện năng, quy hoạch điện, Hồ Mạnh Tuấn
Để giảm tổn thất điện năng, ngành điện cần đầu tư
và cải tạo đồng bộ hệ thống lưới điện (ảnh: theo EVN)

Nhà báo Phạm Huyền: Tập đoàn Điện lực Việt Nam đặt mục tiêu trong 5 năm tới giảm tổn thất điện năng xuống 6,5 % và Tổng công ty điện lực miền Bắc sẽ phải giảm xuống mức là 5%. Khoảng cách giảm tỉ lệ tổn thất điện năng của Tổng công ty là rất lớn, 1,68%. Với một nền tảng hệ thống điện lưới đang cũ kĩ thì Tổng công ty điện lực miền Bắc làm thế nào để có thể đạt được mục tiêu như vậy?

Ông Hồ Mạnh Tuấn: Tôi nghĩ như thế này, có thể con số là 5% là con số áp lực lớn đối với Tổng công ty Điện lực miền Bắc chúng tôi khi mà tỉ lệ tổn thất điện năng bắt đầu tiệm cận vào tổn thất kỹ thuật rồi. Lúc đó, chúng tôi chỉ còn cách nâng cao toàn bộ chất lượng, trình độ và công nghệ của lưới điện đó, hiện đại lưới điện đó lên, rồi tăng cường các biện pháp quản lý.

Tuy nhiên, ở đây tôi muốn nói là giảm tổn thất điện năng là hiệu quả tổng hợp của rất nhiều các nhóm giải pháp khác nhau. Do vậy, chúng tôi không muốn dùng từ "đột phá" về giải pháp, bởi đây là câu chuyện bền bỉ của toàn bộ hệ thống điện chứ không phải là câu chuyện của một khúc nào đó.

Ở đây tôi thích dùng từ "đồng bộ" hơn. Ví dụ, chúng ta đồng bộ giữa các khâu trong hệ thống, từ phát điện cho đến truyền tải, đến phân phối. Nếu có nhà máy mới đi vào vận hành nhưng lưới điện truyền tải chưa đồng bộ theo thì cũng bị chịu ảnh hưởng tổn thất, truyền tải không đồng bộ mà phân phối không đồng bộ nữa thì ảnh hưởng tất cả dây chuyền đó.

Cái nữa là, anh đồng bộ từ khâu quản lý dầu tư cho đến vận hành, cho đến kinh doanh, rồi đồng bộ ngay trong từng khâu. Ví dụ, khâu đầu tư chẳng hạn, đồng bộ trong lựa chọn các dự án đầu tư làm sao tối ưu nhất, hiệu quả cao nhất. Hay trong khâu tổ chức, quản lý thi công thì việc quản lý dự án làm sao phải tốt nhất, đảm bảo tiến độ nhất, rồi đồng bộ với cả chất lượng các vật tư thiết bị được đưa vào công trình đầu tư đó.

Cuối cùng, sự đầu tư, quản lý một cách đồng bộ đó sẽ tạo hiệu quả cho công tác vận hành hệ thống điện, phát huy hiệu quả trong công tác kinh doanh điện.

Muốn nói gì thì nói, việc đầu tư của ngành điện không tách bóc ra được là đầu tư để dành cho giảm tổn thất mà đầu tư của ngành điện bao giờ cũng mang ý nghĩa tổng hợp.

Tại Tổng công ty miền Bắc, đến năm 2020, chúng tôi sẽ phải đáp ứng nhu cầu tăng trưởng với mức điện thương phẩm cỡ 83 tỷ kWh. Năm 2016 này, điện thương phẩm ước là 51 tỷ kWh.

Vậy thì, chúng tôi sẽ phải nâng cao trình độ công nghệ của lưới điện lên, hiện đại hóa nó lên, đảm bảo độ tin cậy, cung ứng điện để đạt được các mục tiêu đó. Cụ thể như, năm 2016, Tổng công ty miền Bắc có chỉ số về thời gian mất điện của một hộ khách hàng trung bình trên một năm là trên dưới 1.000 phút, nhưng đến 2020 chỉ tiêu của chúng tôi là 511 phút. Tổn thất điện áp từ 6,68% hiện nay phải về 5% vào năm 2020. Như vậy, việc đầu tư quản lý đồng bộ thì sẽ mang lại hiệu quả tổng hợp như vậy, trong đó, có việc giảm tổn thất điện năng.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, tổn thất điện năng lớn thì sẽ ảnh hưởng đến giá thành điện, dẫn tới giá điện cao. Theo tư duy logic của người dân thì giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống thì cũng góp phần giảm được giá điện. Ông có thể cho biết, tới đây khi tổn thất điện năng giảm xuống thì người dân có được hưởng lợi ích như là giảm giá điện hay không?

Ông Hồ Mạnh Tuấn: Về giá điện, chúng ta phải bàn thêm, bởi vì đường cong giảm tổn thất ngược với đường cong về đầu tư, anh muốn giảm tổn thất, anh phải tăng cường đầu tư.

Nhưng ở các nước, người ta xây dựng điểm bão hòa hợp lý nhất. Ví dụ, anh dừng tổn thất ở điểm này thì anh đầu tư từng này là hợp lý. Theo đó, phải đạt được mấy yếu tố: thứ nhất, chất lượng cung cấp điện cho khách hàng phải đảm bảo, cả về số lượng và chất lượng điện; thứ hai là dịch vụ cho khách hàng phải đảm bảo; thứ ba là giá cả hợp lý, khách hàng chịu đựng được.

Cho nên nói về giảm tổn thất thì ý nghĩa đầu tiên chính là khách hàng được hưởng lợi như được cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục, chất lượng điện tốt hơn, nhưng về giá thì còn phụ thuộc vào mức độ anh đầu tư vào công nghệ của lưới điện, khách hàng phải chấp nhận được. Chứ tôi không dám nói là tăng hay giảm giá điện.

Nói cách khác, không thể suy luận theo logic là giảm tổn thất điện năng thì giảm giá điện. Vì giảm tổn thất thì anh phải đi kèm với đầu tư, mà đầu tư như vậy thì vào giá điện thôi.

Nhà báo Phạm Huyền:Cảm ơn ông đã trả lời báo điện tử VietNamNet!

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Clip: Xuân Quý, Bạt Tuấn, Đức Yên

email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Tin khác:

MC Phan Anh: "Tôi like dạo mỗi ngày..."
Khách mất tiền tỷ, ngân hàng phủi trách nhiệm là vô lý
Giá xăng gánh quá nhiều thuế phí là bất hợp lý
Cựu Thứ trưởng nói về giá xăng dầu
TS Vũ Ngọc Hoàng: Bổ nhiệm người nhà, nếu đúng cũng chướng
Tiếc cho hoa hậu Phương Nga khi ký hợp đồng nô lệ tình dục
Tăng tuổi nghỉ hưu: Lương hưu Việt Nam quá thấp

Khách mất tiền tỷ, ngân hàng phủi trách nhiệm là vô lý

- Trong nhiều vụ bốc hơi tiền tỷ, nhân viên "rút ruột" tài khoản của khách, ngân hàng vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng, không thể phủi tay, luật sư Trương Thanh Đức nói với Góc nhìn thẳng.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng

Gần đây, nhiều vụ việc bốc hơi tiền tỷ trong tài khoản ngân hàng hay trong các sổ tiết kiệm đã khiến cho người dân cảm thấy hoang mang và lo ngại. Có nhiều trường hợp khách hàng bị chính nhân viên ngân hàng lừa đảo, hay bị hacker ăn cắp mật khẩu trong tài khoản điện tử của mình.

Sau các vụ việc xảy ra, ngân hàng thường đổ lỗi cho nhân viên hay cho chính các khách hàng gửi tiền.

Liệu quy trình giao dịch trong ngân hàng đã đủ chặt chẽ, đủ để đảm bảo an toàn và phòng ngừa mọi rủi ro hay chưa?

Để tìm hiểu sâu về vấn đề này, chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo điện tử VietNamNet có cuộc trao đổi với luật sư Trương Thanh Đức – Chủ nhiệm CLB Pháp chế ngân hàng.

Theo dõi cuộc trao đổi tại clip dưới đây:

rút ruột ngân hàng
Play

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, gửi tiền tiết kiệm hay gửi tiền trong ngân hàng được cho là rất an toàn, tuy nhiên hiện nay, rất nhiều vụ việc bốc hơi tiền tỷ đã xảy ra khiến cho người dân đang mất niềm tin vào ngân hàng. Ông đánh giá ra sao về tình trạng mất an toàn như vậy khi gửi tiền vào ngân hàng hiện nay.

Luật sư Trương Thanh Đức: Đúng là vừa rồi xảy ra rất nhiều vụ việc mất tiền đồng loạt xảy ra với nhiều khách hàng, nhiều ngân hàng. Nhưng nói cho cùng, với số lượng giao dịch rất nhiều như hiện nay, kể cả số tiền lẫn số lượng khách hàng, lượt giao dịch thì việc xảy ra một số sai sót đối với những vụ việc như thế cũng không phải là quá nhiều.

Có thể khẳng định, việc gửi tiền ngân hàng vẫn là kênh an toàn nhất.

Chỉ có điều là do những lý do về luật pháp có vấn đề về quy trình, quy chế, nhất là nhân viên của ngân hàng có những sai trái dẫn đến việc mất tiền của khách hàng và không ngoại trừ khách hàng cũng có những lỗi nhất định, kết hợp nhiều yếu tố như thế, mỗi nơi sai một tí nên nó dẫn đến hậu quả mất tiền của khách hàng như vừa qua.

Nhà báo Phạm Huyền: Ông có thể cho biết thêm những nguyên nhân chủ quan từ phía con người, cụ thể từ chính các nhân viên ngân hàng hay từ các khách hàng ở đây là gì?

Luật sư Trương Thanh Đức: Tôi nghĩ ở đây có hai nguyên nhân. Thứ nhất, từ phía nhân viên ngân hàng, họ đã quá linh hoạt, dễ dãi, sai quy trình, quy chế, sai nguyên tắc.

mất tiền trong ngân hàng, mất tiền trong tài khoản, gửi tiền an toàn, LS Trương Thanh Đức, rút ruột ngân hàng,
Luật sư Trương Thanh Đức trao đổi với Góc nhìn thẳng (ảnh: VietNamNet)

Thứ hai, về phía khách hàng, họ cũng thường có những lỗi nhất định, vì khách hàng cả nể, vì dễ dãi, vì tin quá vào những nhân viên ngân hàng, cho nên đã làm những việc dẫn đến rủi ro cho mình. Chẳng hạn như khách kí giấy tờ khống, kí giấy trắng, hay là chấp nhận những giao dịch dễ dãi, thậm chí còn yêu cầu ngân hàng thực hiện cho mình khi mà không đủ các điều kiện.

Đó chính là lý do có thể tội phạm hay các cán bộ biến chất, có ý đồ lừa đảo, gian lận lợi dụng. Và đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc mất tiền của khách hàng.

Lỗi của khách hàng ít khi là nguyên nhân quyết định dẫn đến mất tiền, thường nó phải cộng thêm với yếu tố của ngân hàng mà cụ thể là các nhân viên ngân hàng.

Nếu nhân viên ngân hàng làm đúng quy trình, quy định và nguyên tắc thì việc mất tiền sẽ không xảy ra, hoặc nếu có xảy ra mất tiền thì rất ít, không phổ biến, không nhiều như vừa rồi.

Trong tất cả các vụ mất tiền vừa qua, tôi đều thấy yếu tố có sơ suất của hệ thống ngân hàng, hệ thống bảo mật, hệ thống công nghệ, quy trình, quy chế của ngân hàng hoặc là có sự sai trái ít hay nhiều của cán bộ ngân hàng.

Nhà báo Phạm Huyền: Theo ông, cần phải có những biện pháp như thế nào để phòng ngừa những rủi ro tương tự như vậy xảy ra?

Luật sư Trương Thanh Đức: Tôi cho rằng, bản thân quy định của các ngân hàng thương mại về cơ bản là tương đối chặt chẽ, đầy đủ, yêu cầu rất là cao. Cái sai, cái vi phạm chủ yếu là do cán bộ làm không đúng quy trình, quy chế hoặc do kiểm tra giám sát, phối hợp không tốt.

Còn lỗ hổng lớn nhất bây giờ lại là quy định pháp luật. Theo như quy định của Ngân hàng Nhà nước hiện hành, đối với tài khoản tiền gửi nói chúng, tiền gửi tiết kiệm nói riêng của khách hàng, nếu như khách hàng chỉ cần ngồi ở nhà, ở đâu đó mà kí một cái ủy nhiệm chi gửi lên ngân hàng, không cần xuất hiện mặt khách hàng, không cần chứng minh nhân dân thì vẫn rút được tiền. Nhưng quan trọng là, người đến rút tiền có thể là bất kỳ ai.

Ngân hàng cũng có quyền cho thực hiện chi trả, cho rút tiền. Chính lỗ hổng đó rất là nguy hiểm, rất dễ dẫn đến rủi ro mất tiền của khách hàng. Thế nhưng bên cạnh đó, các ngân hàng đều quy định phải có khách hàng đến trực tiếp, phải xuất trình gchứng minh nhân dân, phải kiểm tra đúng là chủ tài khoản hay không mới cho giao dịch. Cho nên những vụ việc vừa rồi, nếu theo quy định pháp luật, các ngân hàng có thể là đúng, nhưng nếu theo quy định nội bộ, quy trình của ngân hàng thường đều có sai sót ở các mức độ khác nhau.

Nhà báo Phạm Huyền: Sau những vụ việc bốc hơi tiền tỷ xảy ra thì ngân hàng vẫn có xu hướng đổ lỗi cho một mình các nhân viên làm sai mà không thể hiện trách nhiệm của mình đối với khách hàng. Vậy thì ông thấy những điều đó có thỏa đáng không?

mất tiền trong ngân hàng, mất tiền trong tài khoản, gửi tiền an toàn, LS Trương Thanh Đức, rút ruột ngân hàng,
Nguyễn Thị Lam, cán bộ kiểm ngân Eximbank
đã "rút ruột" 48 tỷ đồng của khách (ảnh: theo kenhtuoitre)

Luật sư Trương Thanh Đức: Nếu mà xảy ra cái mất tiền, vi phạm nào đó thì chắc chắn ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm rồi. Kể cả nhân viên sai, ngân hàng cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của nhân viên chứ không thể nào lại đổ cho trách nhiệm của cá nhân nhân viên với khách hàng được.

Bây giờ nó đang có một trình trạng hơi nghịch lý, vô lý thậm chí là một số vụ án lớn, cũng diễn ra tình trạng là đổ trách nhiệm cho cá nhân cán bộ lừa đảo hay gian lận, hay vi phạm, còn ngân hàng thì phủi tay, điều đó là không đúng với nguyên lý của pháp luật, với đòi hỏi thực tế và không đúng với lòng tin mà khách hàng gửi gắm vào ngân hàng.

Nhà báo Phạm Huyền: Vậy còn trong phạm vi quản lý chức năng của ngân hàng Nhà nước, thì ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm gì không?

Luật sư Trương Thanh Đức: Đương nhiên, việc đó trực tiếp Ngân hàng Nhà nước phải có trách nhiệm ban hành cơ chế chính sách, kiểm tra giám sát và đảm bảo tuân thủ, an toàn của hệ thống ngân hàng, đó là chức năng nhiệm vụ của ngân hàng Nhà nước.

Nếu có thiếu sót, có vi phạm như thế thì phải xem lại luật pháp, chính sách, quy định crua ngân hàng Nhà nước có sưo hở thiếu xót gì không. Thứ hai là khâu kiểm tra, thanh tra việc giám sát tuân thủ những điều kiện, yêu cầu về an toàn.

Trong việc này tôi nghĩ có trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước phải có những biện pháp, kịp thời chấn chỉnh, xử lý, tránh tình trạng sẽ tái diễn nhiều, khiến khách hàng sẽ không tin cậy, không gửi tiền và không gửi tiền vào ngân hàng thì đó là điều rất đáng tiếc.

Nhà báo Phạm Huyền: Cảm ơn ông!

Nhiều vụ bốc hơi tiền tỷ tài khoản ngân hàng đã xảy ra:

Tháng 2/2015:

- Sổ tiết kiệm 400.000 USD gửi Agribank của khách hàng tên Nghị bị phát hiện đem cầm cố thế chấp, đến nay chưa giải quyết xong.

- Vụ việc liên quan ông Nguyễn Lê Kiều Quang - nguyên Giám đốc phòng giao dịch Agribank Hòa Hưng, chi nhánh Mạc Thị Bưởi (Tp HCM) tham ô tài sản, đang bị truy nã

Tháng 8/2016:

- Khách hàng Hoàng Thị Na Hương (Hà Nội) bị rút mất 500 triệu trong tài khoản Vietcombank

- Nguyên nhân được cho là do tài khoản của khách đã bị hacker trộm mật khẩu

Tháng 9/2016:

- 6 khách hàng VIP của Eximbank bị rút ruột tài khoản 48 tỷ đồng mà không biết

- Vụ việc do Nguyễn Thị Lam làm cán bộ kiểm ngân Phòng giao dịch Eximbank, chi nhánh thành phố Vinh, huyện Đô Lương (Nghệ An) là thủ phạm.

- Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây hậu quả nghiêm trọng

Nguyên nhân chủ yếu do:

- Do cán bộ ngân hàng lừa đảo

- Khách chủ quan, ký khống giấy tờ

- Khách không tự trực tiêp thực hiện giao dịch tại ngân hàng mà nhờ cán bộ ngân hàng làm

- Bị hack tài khoản điện tử

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền- Diệu Bình

Clip: Xuân Quý- Đức Yên- Bạt Tuấn

email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Các tin khác:

Giá xăng gánh quá nhiều thuế phí là bất hợp lý
Cựu Thứ trưởng nói về giá xăng dầu
Mỗi lần đổi mới thi, thí sinh sẽ bớt áp lực hơn
TS Vũ Ngọc Hoàng: Bổ nhiệm người nhà, nếu đúng cũng chướng
Tiếc cho hoa hậu Phương Nga khi ký hợp đồng nô lệ tình dục
Tăng tuổi nghỉ hưu: Lương hưu Việt Nam quá thấp

MC Phan Anh: "Tôi like dạo mỗi ngày..."

- Chia sẻ với Góc nhìn thẳng về câu like trên mạng xã hội- "Việt Nam nói là làm", MC Phan Anh giãi bày, anh cũng like dạo... Xong nhìn nhận nghiêm túc, bấm like cũng là một hành động cần có ý thức trách nhiệm hơn.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng

Mạng xã hội Facebook đang xuất hiện hội chứng câu like, đúng sai mặc kệ, đủ nghìn like, nói là làm, kể cả là những việc rất kinh dị, thậm chí là điên rồ như đốt trường, cởi áo, tự thiêu, nhảy cầu, tự tử...

Thật đáng lo ngại khi không còn những lời thách đố vui đùa trên mạng xã hội Facebook mà đã trở thành những hành động có thật ở ngoài xã hội. Một lời nói, một hành động kỳ quái có thể nhận được sự cổ vũ phấn khích của một đám đông cộng đồng comment.

Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet mời bạn đọc theo dõi cuộc trò chuyện cùng MC Phan Anh xung quanh câu chuyện này.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

câu like
Play

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa anh, anh nghĩ thế nào về hội chứng câu like "nói là làm" trên mạng xã hội Facebook hiện nay, bất chấp cả làm những hành động điên rồ nhất?

MC Phan Anh: Đáng lẽ, "nói là làm" là một cụm từ rất hay. Nó thể hiện việc nói đi đối với việc làm. Nhưng đúng là gần đây, trên mạng xã hội, cụm từ "nói là làm" này lại đi theo một chiều hướng hơi tiêu cực...

Trước tiên, việc làm sao để mọi người có like, hay thể hiện sự yêu thích những điều gì đó mà mình đăng lên Facebook, thực ra là một nhu cầu khá tự nhiên thôi, không có gì là đáng lên án.

Nhưng với một số hiên tượng chúng ta thấy, đúng là nó đã biến tướng đi.

Chúng ta làm một điều gì đó chỉ để nhằm mục đích nhận like đó là thể hiện một sự cô đơn. Ai cũng có nhu cầu được kết nối với mọi người, ai cũng có nhu cầu được thể hiện việc làm của mình và au đó, nhận được sự đồng cảm, bằng những cú like đó. Nếu không có những like đó, chúng ta lại thấy bị cô đơn, bị thiếu sự quan tâm.

Bởi vậy, tôi nghĩ rằng, với những người có trách nhiệm thì cần phải nhìn nhận vấn đề một cách sâu sát để làm sao, giảm đi tính tiêu cực của chuyện đó.

Nhà báo Phạm Huyền:Vấn đề chúng ta quan tâm ở đây, nếu một bài viết hay, mang tính nhân văn thì "câu like" lại là tốt, được sự ủng hộ của cộng đồng. Nhưng với những bài viết, những status là những thách đố nguy hiểm thì anh nghĩ sao về những người đã bấm like cho những status như vậy?

MC Phan Anh: Tôi nghĩ câu chuyện like đó, mình bấm nút like cũng chính là một hành động của mình, và tất cả những hành động đó đều phải là hành động có ý thức. Phải hiểu được rằng, mỗi việc làm của mình dù nhỏ, dù chỉ là nút like thôi cũng có thể có ảnh hưởng nào đó với cộng đồng xunh quanh.

MC Phan Anh, hội chứng câu like, câu like trên mạng xã hội, Việt Nam nói là làm, đốt trường
MC Phan Anh đang trao đổi trong chương trình Góc nhìn thẳng của VietNamNet (ảnh: VNN)

Tôi cũng xin tự nhận mình, tôi cũng là một người like dạo, nhưng tất cả những like đó, vẫn cần phải được xem xét.

Nói cách chính xác thì tất cả những lời nói, việc làm, hành động của chúng ta đều cần phải có ý thức. Hơn nữa, nếu có thời gian, nên suy nghĩ về trách nhiệm của mình trước lời nói, hành động và việc làm.

Nhà báo Phạm Huyền: Tôi nhớ cách đây không lâu, anh có nói chuyện về quyền chia sẻ trên mạng xã hội Facebook. Anh có đồng ý với tôi rằng, trong thời đại mà cuộc sốn"ảo" lên ngồi, hiệu ứng lan toả trong xã hội của Facebook mạnh như vậy thì mỗi người trong chúng ta cần có trách nhiệm hơn khi bấm like, comment, chia sẻ?

MC Phan Anh: Tôi nghĩ, thế giới ảo hay thật cũng thế thôi, chúng ta có quyền được cất lên tiếng nói, có quyền được chia sẻ những điều mình cảm nhận. Điều đó có thể đúng, có thể sai.

Ví dụ, tôi không có lý gì mà tôi lại có quyền phán xét bạn "Nếu 1000 like thì tôi đốt trường". Tôi không có quyền làm việc đó. Tôi có thể nói là tôi không ủng hộ hành động đó, tôi có thể chỉ trích hành động đó nhưng tôi không phán xét. Thử đặt tình huống, bạn ấy đang gặp bế tắc trong cuộc sống, không cân bằng được trong cuộc sống ở thời điểm hiện tại này, giống như là bạn đã tìm một lối thoát nhưng lại là một lối thoát tiêu cực mà bạn ấy cho rằng, nó phù hợp với mình ở thời điểm hiện tại thì sao? Chúng ta có thể đặt ra nhiều tình huống như vậy.

MC Phan Anh, hội chứng câu like, câu like trên mạng xã hội, Việt Nam nói là làm, đốt trường
Nữ sinh đốt trường vì đủ 1.000 like trên trang facebook

Xét rộng ra, tôi nghĩ rằng, mỗi chúng ta cũng cần phải nhìn thấy trách nhiệm của mình. Những người bấm nút like cũng thế, có người thì chỉ nghĩ rằng, cứ bấm cho vui đi, xem nó làm gì và những người bấm cho vui đó, hãy nghĩ đến trách nhiệm của mình trong đó. Hậu quả mà người bạn kia mang lại, trong đó, có cái tác động gì của mình hay không?

Mỗi người đều phải suy nghĩ về việc đó và phải có trách nhiệm. Chúng ta có quyền những phải có trách nhiệm nữa.

Chúng ta có nghĩa vụ hiểu rằng, khi thực hiện quyền đó, làm những điều đso thì sẽ ảnh hưởng đến đâu?

Nhà báo Phạm Huyền:Mặc dù nếu thống kê, những câu chuyện câu like như vậy không phải là số quá nhiều nhưng anh có nghĩ rằng, điều này phản ánh một sự bế tắc trong xã hội hay không? Nó có thể không chỉ để phản ánh sự khẳng định cái tôi của bản thân mà còn phản ánh một căn bệnh tâm lý mới trong xã hội hiện đại?

MC Phan Anh: Tôi hoàn toàn đồng ý về điều đó. Dưới góc độ tâm lý, tôi cảm giác rằng, đó là những con người rất cô đơn. Ai mà lên mạng xã hội, mạng ảo để tìm kiếm sự yêu thích, tìm kiếm sự quan tâm, tìm kiếm sự đồng điệu thì đều chứng tỏ con người đó ở trong thế giới thật của mình, đang có vấn đề.

Chính bản thân tôi cũng có lúc, phải lên Facebook, trên thế giới ảo đó để nói lên nỗi niềm của mình, nỗi niềm mà nhiều khi ở đời thật, tôi chưa tìm được ai để chia sẻ. Đó là chuyện có thật.

Thế nên là, chúng ta chỉ nói về hiện tượng thôi. Quan trọng là, tuỳ từng thời điểm, nó được cảm nhận ra sao. Rất tiếc, đôi khi hành động của chúng ta ở thế giới ảo mang lại hậu quả rất tiêu cực?

Nhà báo Phạm Huyền:Anh có lo ngại rằng, những hiện tượng câu like bằng mọi giá như vậy sẽ được nhân rộng lên, trở thành một trào lưu được cổ suý trong xã hội, dù là ảo, như một cái mốt thời thượng? Anh có lo những sự biến tượng đó trở thành trào lưu?

MC Phan Anh: Tôi hoàn toàn không lo lắng. Bởi vì tôi thấy, sau những vụ việc tiêu cực, mọi người đã lên tiếng nhiều hơn. Khi mọi người lên tiếng thì có nghĩa là mọi người đã có cái nhìn tích cực, thấy được trách nhiệm của mình trong mỗi sự việc của xã hội. Khi mọi người lên tiếng, đặc biệt là sự lên tiếng của những người tốt thì cái xấu, cái ác sẽ mất đi cơ hội phát triển. Tôi nhìn đó là một xu hướng tích cực.

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền- Diệu Bình

Clip: Xuân Quý- Huy Phúc- Bạt Tuấn

email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Tin khác:

Khách mất tiền tỷ, ngân hàng phủi trách nhiệm là vô lý
Mỗi lần đổi mới thi, thí sinh sẽ bớt áp lực hơn
Cựu Thứ trưởng nói về giá xăng dầu
TS Vũ Ngọc Hoàng: Bổ nhiệm người nhà, nếu đúng cũng chướng
Tiếc cho hoa hậu Phương Nga khi ký hợp đồng nô lệ tình dục

Ô nhiễm không khí Hà Nội: Vẫn nói nhiều, làm ít

- Nói không khí ở Hà Nội ô nhiễm đứng thứ 2 trên thế giới là chưa chính xác nhưng với đà này Hà Nội sẽ ô nhiễm gần như Bắc Kinh, ông Dương Hoàng Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường chia sẻ với Góc nhìn thẳng.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng

Tổ chức WHO liên tục đưa ra cảnh báo Việt Nam là quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí đặc biệt cao so với các nước trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Ở Việt Nam có tới hơn 50% số ngày trong năm là có chất lượng không khí kém. Đặc biệt một thông tin gây lo ngại mới đây do Đại sứ quán Hoa Kỳ công bố: Khi quan trắc tại địa điểm Đại sứ quán Hoa Kỳ, Hà Nội là thành phố có mức độ ô nhiễm cao thứ 2 trên thế giới.

Thực hư vấn đề này ra sao? Làm thế nào để khắc phục được tình trạng ô nhiễm nặng nề như vậy? Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo điện tử VietNamNet hôm nay có cuộc trao đổi với ông Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng cục trưởng - Tổng cục Môi trường xung quanh vấn đề này.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

ô nhiễm không khí HN
Play

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, như ông đã biết, gần đây các tổ chức quốc tế đã đưa ra cảnh báo về tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội ở mức cực kì nặng. Vậy về phía chúng ta, theo số liệu của các ông, các ông đánh giá như thế nào về thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Hà Nội hiện nay?

Ông Hoàng Dương Tùng: Vâng, những ngày vừa rồi chúng tôi cũng có quan trắc ở địa điểm 556 Nguyễn Văn Cừ, kết quả cho thấy rằng chỉ số ô nhiễm môi trường có tăng cao. Tuy nhiên, tăng cao như dư luận nói là cao nhất nhì thế giới, tôi cho rằng không đúng.

Những chỉ số đó, chúng ta cần hiểu rằng, trong quan trắc môi trường cần phải có quan trắc rất nhiều nơi, nhiều chỗ mới có thể đánh giá được một vùng, chứ không nên chỉ trắc nghiệm một địa điểm nào đó, vào một thời điểm nào đó để đánh giá là chất lượng của cả một vùng, hay của một ngày.

Tuy nhiên, tôi nhắc lại rằng, các ngày vừa rồi, các số đo của chúng tôi cũng là cao. Nó cũng có nhiều nguyên nhân. Vì thế chúng ta cũng phải có cách nhìn nhận cho đúng đắn về vấn đề này.

Nhà báo Phạm Huyền: Xin ông nói rõ thêm, so với tiêu chuẩn hiện nay, so với ngưỡng an toàn, thông số từ các ông đo được gấp bao nhiêu lần?

Ông Hoàng Dương Tùng: Hiện nay, thông số chúng tôi đo được gấp 1,5 - 1,6 lần, đấy là những lúc cao điểm. Còn nhìn chung, có thể thấy rằng, có những lúc dưới ngưỡng theo quy chuẩn, có những lúc cao.

Ô nhiễm không khí Hà Nội, Hà Nội ô nhiễm, Góc nhìn thẳng, Dương Hoàng Tùng, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Môi trường,
Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường
trao đổi với chuyên mục Góc nhìn thăng (ảnh: VietNamNet)

Cái đặc điểm của ô nhiễm không khí phụ thuộc vào thời điểm nào trong một ngày, hay phụ thuộc vào cái địa điểm chúng ta đo. Cái thứ 3 là phụ thuộc vào thời tiết và các nguyên nhân gây ô nhiễm. Thế nghĩa là, đối với đánh giá chỉ số của một ngày thì người ta phải dựa vào chỉ số là 24, trung bình là 24 giờ chứ không phải thời điểm nào đó chúng ta đo, rồi chúng ta nói rằng đó là đại diện cho cả một ngày. Chúng ta cần hiểu được như vậy.

Nhà báo Phạm Huyền: Tôi băn khoăn, không biết tình trạng vượt tiêu chuẩn trong chất lượng không khí ở Hà Nội như vậy diễn ra bao nhiêu năm rồi, tính từ năm bao nhiêu thì xuất hiện hiện tượng vượt chuẩn như vậy, thưa ông?

Ông Hoàng Dương Tùng: Trong báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm của chúng tôi, cho thấy ngày mà vượt AQI - vượt quy chuẩn trong năm ngày càng nhiều lên. Có những ngày cũng đặt ở mức báo động. Tình trạng đó chưa được cải thiện và chúng ta nên cẩn thận nếu không, một ngày không xa việc ô nhiễm như các thành phố khác như Bắc Kinh cũng có thể xảy ra nếu chúng ta không có biện pháp xử lý.

Nhà báo Phạm Huyền: Ông có lo ngại rằng, một ngày nào đó, Hà Nội có thể rơi vào ngưỡng đứng thứ 2 trên thế giới về ô nhiễm không khí không thưa ông?

Ông Hoàng Dương Tùng: Đứng thứ mấy thì chúng ta chưa thể nói được nhưng điều chắc chắn là nó sẽ ngày càng ô nhiễm và ô nhiễm không thông thường như các vùng ô nhiễm khác. Đây không phải là nói một cách võ đoán, mà là qua những số liệu chúng tôi đo được vào các năm.

Ô nhiễm không khí Hà Nội, Hà Nội ô nhiễm, Góc nhìn thẳng, Dương Hoàng Tùng, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Môi trường,
Không khí Hà Nội ngày càng ô nhiễm nặng

Mình cũng nhìn thấy rằng, những nguồn ô nhiễm từ đâu ra và nguồn ô nhiễm đó không giảm đi mà có chiều hướng tăng lên, ví dụ, xây dựng của Hà Nội chẳng hạn, là một trong những nguyên nhân, hay là số lượng xe máy ô tô. Có cái gì để ngăn được số lượng xe máy, ô tô cá nhân giảm đi đâu? Rồi đến chuyện đốt rơm rạ...

Tuy nhiên chúng tôi cũng thấy rằng, một số việc chúng ta đang cố gắng làm để cải thiện tình hình nhưng chưa thành hiện thực. Đó là những điều tôi thấy lo lắng.

Nhà báo Phạm Huyền: Như ông chia sẻ, rõ ràng tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội không phải là vấn đề mới của ngày hôm nay mà nó cũng diễn ra vài ba năm rồi. Nhưng những giải pháp mình đưa ra để can thiệp giảm mức độ ô nhiễm đó thì lại chưa được hiệu quả. Vậy thì theo ông, chúng ta có thể làm gì để thay đổi được tình trạng như vậy?

Ông Hoàng Dương Tùng: Vâng, việc giảm ô nhiễm không khí tại Hà Nội và một số đô thị chúng tôi cũng đã nói đến trong nhiều năm, tuy nhiên, các giải pháp đưa ra chưa thấy hiệu quả. Thỉnh thoảng, chúng ta lại có chỉ số đo ở một địa điểm nào đó rất là cao, mọi người lại dậy sóng. Việc chúng ta làm được lại rất ít. Để làm sao để ngăn chặn được ô nhiễm môi trường ở Hà Nội vẫn chậm chạp.

...

Liên quan đến thông tin cơ quan môi trường Mỹ ghi nhận tại thành phố Hà Nội có nơi chỉ số ô nhiễm cao thứ nhì thế giới, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết, dữ liệu ô nhiễm không khí trên được đo bởi Trạm đo lường chất lượng không khí đặt tại Đại sứ quán Mỹ, số 7 Láng Hạ, quận Ba Đình, vào sáng 5/10. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) đo được là 245, khiến thành phố Hà Nội xếp thứ hai về mức ô nhiễm trong số các thành phố được đo, chỉ sau Ardhali Bazar của Ấn Độ.

AQI là chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày hoặc hàng giờ. Theo chuẩn của Mỹ, AQI trong khoảng 201 - 300 là mức "rất có hại cho sức khỏe". Đại sứ quán Mỹ nhấn mạnh số liệu trên không thể phản ánh chính xác tình trạng không khí của cả một thành phố rộng lớn mà chỉ phản ánh chính xác nhất khu vực xung quanh nơi đặt máy.

Nhà báo Phạm Huyền: Cảm ơn ông!

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền- Diệu Bình- Hữu Khôi

Clip: Xuân Quý, Huy Phúc, Đức Yên

email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

MC Phan Anh: "Tôi like dạo mỗi ngày..."
Khách mất tiền tỷ, ngân hàng phủi trách nhiệm là vô lý
Cựu Thứ trưởng nói về giá xăng dầu
Tiếc cho hoa hậu Phương Nga khi ký hợp đồng nô lệ tình dục
TS Vũ Ngọc Hoàng: Bổ nhiệm người nhà, nếu đúng cũng chướng
Giảm tổn thất điện năng: Cần sự đồng bộ từ quy hoạch đến phân phối

Thuỷ điện xả lũ, cãi vã: Thiếu trách nhiệm, thiếu hiểu biết

- Càng cãi vã, càng lộ rõ quản lý quá yếu, thiếu trách nhiệm, thiếu hiểu biết, GS. TSKH Phạm Hồng Giang bình luận với Góc nhìn thẳng vụ tranh cãi thuỷ điện Hố Hô xả lũ gây ngập lớn trong trận lũ lụt miền Trung vừa diễn ra.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng

Thủy điện xả nước ngay trong lũ gây thiệt hại về người và của, ảnh hưởng đến môi trường và dân sinh là vấn đề đã được nhắc tới nhiều lần. Tuy nhiên những ngày gần đây, vấn đề này tiếp tục nóng trở lại khi cơn lũ ở miền Trung vừa diễn ra với việc thuỷ điện Hố Hô bất ngờ xả lũ khiến hàng trăm hộ dân ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh chìm trong biển nước.

Ngày 17/10, một đoàn công tác đặc biệt của Bộ Công Thương đã vào Hà Tĩnh để điều tra vụ xả lũ trên.

Để góp thêm một góc nhìn về câu chuyện này, chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet đã mời GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam để bàn luận, mổ xẻ thêm.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

xả lũPlay

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa GS, nói về phát triển thuỷ điện ở Việt Nam, đang có hai luồng ý kiến rất khác biệt. Một bên cho rằng, thuỷ điện là nguồn năng lượng sạch, rẻ, an toàn, nên phát triển tốt. Nhưng một bên cho rằng, thủy điện chính là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại lớn về người và của mỗi khi xả lũ đúng vào dịp mưa lũ. Vậy, ý kiến của ông về vấn đề này ra sao?

GS.TSKH Phạm Hồng Giang: Không phải riêng nước ta, trên thế giới đều đánh giá, thuỷ điện là năng lượng sạch, là năng lượng tái tạo. Vì vậy, việc phát triển thuỷ điện cũng là việc cần thiết. Trên thế giới, ở nơi nào có điều kiện phát triển thuỷ năng thì đều tận dụng cả.

Nhưng ở Việt Nam, tôi thấy rằng, cái lỗi chính của chúng ta là đã phát triển thuỷ điện nhỏ và vừa một cách ồ ạt. Chúng ta đã thiếu quản lý tốt về quy hoạch, về khảo sát, về xây dựng, về vận hành và thiếu giám sát một cách đầy đủ, kịp thời. Chính vì vậy mới gây ra tình trạng này.

Phần lớn, thuỷ điện nhỏ là do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư, với vốn không lớn. Họ đổ tiền vào làm và làm một cách ồ ạt. Trong khi đó, các cơ quan có thẩm quyền lại quản lý chưa làm tốt trách nhiệm của mình. Có thể, một phần do thiếu trách nhiệm, một phần do thiếu hiểu biết.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, trong quá trình phát triển thuỷ điện, luôn có câu chuyện tranh cãi về việc quy trình xả nước như thế nào, xả vào thời điểm nào, mức xả bao nhiêu cho phù hợp. Việc vận hành dường như lúng túng. Theo ông, việc vận hành này cần có giải pháp thế nào cho phù hợp nhất?

GS.TSKH Phạm Hồng Giang: Có thể nói, nếu chúng ta làm một cách nghiêm túc, đúng theo các yêu cầu để đảm bảo sử dụng nguồn nước hài hoà, từ khâu khâu quy hoạch lẽ ra chúng ta đã phải làm tốt.

Tức là, lẽ ra, chúng ta đã phải khảo sát rất kỹ, có đề cập đến các tất cả các tình huống như khi phải xả lưu lượng lớn về hạ du thì phải có bản đồ vùng ngập lụt. Những chỗ có nguy cơ ngập lụt lớn nhất thì phải có giải pháp cùng với người dân giải quyết, trong đó, kể cả việc di dời.

ngập lụt miền Trung, thuỷ điện xả lũ, thuỷ điện Hố Hô xả lũ, Hương Khê ngập lụt, Hà Tĩnh ngập lụt, cãi vã xả lũ thuỷ điện, GS.TSKH Phạm Hồng Giang,
GS.TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước VN
đang trao đổi trong chương trình Góc nhìn thẳng (ảnh: VietNamNet)

Khi vận hành thuỷ điện và xả lũ, quy trình của chúng ta phải rất nghiêm túc, nghiêm khắc. Bởi các ông chủ nhà máy thuỷ điện bao giờ cũng muốn giữ một mực nước trong hồ cao, nhưng trong mùa lũ thì không thể giữ mức nước hồ cao như vậy, phải hạn mức nước trong hồ xuống thấp trước khi lũ về. Muốn hạ mức nước hồ một cách kịp thời, chuẩn xác thì phải có những dự báo tốt, dự báo sớm.

Tất cả những điều đó phải được quy định để người chủ đầu tư nhà máy thuỷ điện phải tuân theo. Và các cấp quản lý phải giám sát rất chặt chẽ, phải có người thường xuyên trực tiếp giám sát nhà máy thuỷ điện vận hành trong mùa lũ. Đó là việc mà chúng ta đáng lẽ phải làm nhưng đến giờ, chúng ta chưa làm được.

Nhà báo Phạm Huyền:Ông có thấy rằng, rất nhiều vụ việc xả lũ xảy ra, các bên như chính quyền địa phương và chủ đầu tư nhà máy thuỷ điện thường đổ lỗi cho nhau. Gần đây, như ở trường hợp thuỷ điện Hố Hô cũng vậy, theo ông, chính quyền địa phương cần có vai trò chủ động như thế nào?

GS.TSKH Phạm Hồng Giang: Có thể nói, việc này không phải đã diễn ra lần đầu, đã lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Đến bây giờ, cũng không biết là lỗi tại ai? Nhà máy bảo rằng, tôi làm đúng quy trình. Đúng quy trình tức là khi anh nhận được thông báo phải hạ thấp mức nước hồ, thực tế anh có hạ không?

Địa phương thì nói rằng, nhà máy xả nước không đúng. Thế thì, tôi cho rằng, việc cãi vã nhau như thế này, rõ ràng hthể hiện chúng ta có những lỗ hổng nhất định trong quy trình và có những lỗ hổng nhất định trong việc giám sát.

Nhà báo Phạm Huyền: Nhìn tổng thể về "công" và "tội" của thủy điện thời gian qua ở nước ta, ông đánh giá ra sao về hiệu quả của việc phát triển thuỷ điện? Một số ý kiến cho rằng, các nhà máy thủy điện nhỏ, công suất thấp, hiệu quả kinh tế không lớn nhưng mỗi khi có mưa lũ xảy ra thì chính các nhà máy này là nguyên nhân chính gây thiệt hại lớn về người và của? Ông nghĩ thế nào về điều này?

GS.TSKH Phạm Hồng Giang: Thuỷ điện cần đầu tư ban đầu, sau đó khi vận hành, không tốn kém gì. Chỉ việc đo đồng hồ điện rồi sau đó, thu tiền thôi. Thế nhưng, ban đầu, có thể người ta đầu tư, vẽ ra dự án hay, vay được ngân hàng. Vay xong rồi, nếu có khó khăn, không trả nợ được ngân hàng thì đã có Nhà nước, thành nợ xấu của Nhà nước.

Đó là mặt trái của thuỷ điện nhỏ và động cơ làm thuỷ điện nhỏ vừa qua là như vậy. Thực ra, nếu các doanh nghiệp đó phát triển, làm tốt thì sẽ là tốt chung cho cả nước. Chỉ có điều, chúng ta quản lý yếu quá nên luôn xảy ra các tình huống như vậy.

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền- Hữu Khôi

Clip: Bạt Tuấn- Xuân Quý- Huy Phúc

Tin khác:

Ô nhiễm không khí Hà Nội: Vẫn nói nhiều, làm ít
Giảm tổn thất điện năng: Cần sự đồng bộ từ quy hoạch đến phân phối
MC Phan Anh: "Tôi like dạo mỗi ngày..."
Giá xăng gánh quá nhiều thuế phí là bất hợp lý
Cựu Thứ trưởng nói về giá xăng dầu

U19 Việt Nam chơi thứ bóng đá toan tính và tráng kiệt

- Đoàn quân của HLV Hoàng Anh Tuấn đang thành công rực rỡ ở giải U19 châu Á nhờ chơi thứ bóng đá giàu tính chiến đấu, toan tính và tráng kiệt.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng

U19 Việt Nam vừa làm nên kỳ tích khi đánh bại Bahrain để lần đầu tiên trong lịch sử đoạt tấm vé dự VCK giải U20 Thế giới. Thành công ngoài mong đợi của thầy trò Hoàng Anh Tuấn là nhờ sự kết tinh của một tập thể luôn vào trận với sự quyết tâm cao, ý thức chiến thuật và tinh thần cực tốt.

Góc nhìn thẳng mời đến trường quay nhà báo Phan Đăng để nhìn nhận về thành công của U19 Việt Nam.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

U19 Việt Nam chơi thứ bóng đá toan tính và tráng kiệtPlay

Nhà báo Tuấn Anh:Nhìn vào những yếu tố thể lực, kỹ chiến thuật và tinh thần thi đấu, đâu là điểm nổi trội của U19 Việt Nam so với lứa Công Phượng trước đây?

Nhà báo Phan Đăng: Xét về mặt kết cấu tổ chức, đây là hai thứ kết cấu hoàn toàn khác nhau. U19 hai năm trước của Công Phương, Xuân Trường, Tuấn Anh... lấy nòng cốt từ một đội, trẻ HAGL JMG liên kết với Arsenal. Nhưng năm nay U19 tuyển quân trên diện rộng và rất nhiều lò đào tạo trẻ góp quân vào đó (ví dụ PVF góp 5 người, Bình Dương 2 người, Thanh Hóa 2 người....). Diện tuyển chọn khác nhau nên kết cấu cũng khác nhau. Đấy là sự khác biệt đầu tiên.

Lịch thi đấu bán kết U19 châu Á, trực tiếp U19 Việt Nam

U19 Việt Nam đã lập kỳ tích khi lần đầu tiên giành vé vào bán kết U19 châu Á, cùng suất tham dự VCK U20 thế giới 2017 sau khi vượt qua U19 Bahrain 1-0.

Khác biệt thứ hai anh thấy, triết lý đá bóng cũng hoàn toàn khác. HAGL chịu ảnh hưởng tư tưởng bóng đá vị nghệ thuật của Arsenal. Cho nên họ đá để cống hiến, mềm mại, nhịp nhàng, với những đôi chân múa quả bóng. Nhưng với lứa U19 bây giờ không chọn kiểu đá vị nghệ thuật ấy nữa. Họ chơi thứ bóng đá chiến đấu, toan tính và tráng kiệt. Thế cho nên, kết cấu khác, triết lý khác và trực tiếp hai ông thầy cầm quân cũng quá khác.

Guillaume Graechen 2 năm trước tiêu biểu cho trường phái bóng đá đẹp và là con người mang nặng màu sắc của ông giáo bóng đá. Ngược lại ông Hoàng Anh Tuấn bây giờ là nhà cầm quân có nhiều phương pháp huấn luyện khoa học và nhiều mẹo. Khi ông cầm Khánh Hòa, Hải Phòng và giờ là U19 Việt Nam, HLV Hoàng Anh Tuấn có nhiều mẹo và những chiêu mánh cả về chiến thuật lẫn tâm lý. Với 3 sự khác biệt đó, đây là hai thế giới hoàn toàn khác nhau.

U19 Việt Nam, U19 Việt Nam vs U19 Nhật Bản, góc nhìn thẳng, U20 World Cup, nhà báo Phan Đăng, HLV Hoàng Anh Tuấn
U19 Việt Nam đã mở ra trang sử mới cho bóng đá nước nhà

Tôi cũng bổ sung thêm một ý, khi so sánh giữa hai lứa U19, tôi chỉ nói về sự khác biệt chứ không vội khẳng định lứa nào hơn. Bóng đá để đạt thành công, đoạt vé đi U20 World Cup cũng có nhiều chuyện lắm. Ví dụ U19 của 2 năm trước vào bảng quá mạnh. Trận đầu tiên gặp Hàn Quốc, sau đó Nhật Bản và cuối cùng mới dễ thở gặp Trung Quốc. Còn U19 năm nay vào bảng nhẹ hơn, lịch thi đấu cũng thuận lợi hơn.

Nhắm mắt tôi tưởng tượng giả dụ năm nay gặp U20 Iraq - đội mạnh nhất bảng thì sẽ thế nào? May quá, chúng ta gặp U20 Triều Tiên yếu nhất bảng đầu tiên. Trận thứ hai gặp đội khó hơn một tí là UAE, chúng ta hòa. Trận thứ ba gặp Iraq mạnh nhất, ai cũng sợ thì họ đã vào rồi. U20 Iraq ra sân với 9 cầu thủ dự bị và chúng ta hòa khá may mắn. Nói vậy để thấy, bối cảnh bảng đấu khác nhau, bối cảnh thời điểm khác nhau. Nên khi nhắc về hai lứa U19, chúng ta nghiệm sinh về sự khác biệt của họ chứ không vội vàng nhìn vào thành tích trước mắt để khẳng định lứa này hơn lứa kia.

Nhà báo Tuấn Anh:Nhiều ý kiến cho rằng, lứa U19 hiện tại với hàng phòng ngự mạnh, chơi kỷ luật nếu kết hợp với lứa Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phương để đá ở SEA Games 29 vào năm sau, anh đánh giá như nào về triển vọng đội bóng trẻ này?

Nhà báo Phan Đăng: Câu chuyện là những nhà hoạch định chiến lược bóng đá sẽ tính thế nào? Nếu họ đi theo trường phái bóng đá mỹ cảm, cho rằng phù hợp thì sẽ lấy nòng cốt của lứa Công Phượng. Ngược lại, từ thành công của U19 hiện tại, ta thấy cần phải kết hợp giữa cái mỹ cảm, cống hiến đó và tính thực dụng thì có thể ghép lại chăng.

Nhưng cũng nên nhớ, U19 bây giờ thành công của năm nay. SEA Games 29 là chuyện của một năm sau. Trong bóng đá, bên cạnh nghĩ chiến lược dài hơi, người ta vẫn có khoảng hở để lường trước những vấn đề như phong độ, đẳng cấp sẽ trượt đi theo thời gian. Cho nên chúng ta cần phải tính toán rất kỹ. Còn ở góc độ cá nhân tôi, việc chúng ta chọn HLV của đội U23 dự SEA Games năm tới sẽ rất quan trọng. HLV đấy với tư tưởng nào sẽ tạo ra một ddooij U23 theo tư tưởng ấy.

Nhà báo Tuấn Anh:Tại bán kết, chúng ta sẽ đụng phải "ông kẹ" Nhật Bản. Anh đánh giá thế nào về cơ hội của U19 Việt Nam ở cuộc đối đầu này.

Nhà báo Phan Đăng: Việc U19 Việt Nam lọt vào VCK U20 World Cup là câu chuyện mang tính chất hiện tượng, chứ không phản ánh sự phát triển manh tính bản chất của nền bóng đá. Nếu đây là bản chất, anh sẽ có một dự đoán khác về tương lai. Nhưng nếu đây là hiện tượng, dự đoán sẽ khác nữa. Tôi cho rằng, đây mang tính hiện tượng, được tạo ra bởi lứa cầu thủ khỏe, có ý chí thi đấu và được cộng hưởng rất nhiều yếu tố phụ trợ. Ví dụ bảng đấu dễ, lịch thi đấu dễ và những giá trị tinh thần được thổi vào đúng lúc. Đá với UAE và Bahrain, các cầu thủ ra sân với mong muốn đá vì đồng bào miền trung, tạo ra ý chý và tinh thần lớn.

Thế mà vẫn lứa này thôi, vài tháng trước đá ở giải Đông Nam Á các em rất mệt mỏi, bán kết thua đậm U20 Australia. Trong bóng đá trẻ, sự thất thường như thế là điều phải tính đến. Chúng ta rất yêu quý các em, hạnh phúc khi lần đầu tiên đi dự World Cup nhưng không thể đồng nghĩa với việc bóng đá Việt Nam đang phát triển bản chất và cốt lõi. Đây là hai câu chuyện khác nhau, nếu lẫn lộn sẽ rơi vào ảo tưởng.

Vì vậy, ngay cả phép màu nào đó giúp hiện tượng chúng ta thắng Nhật Bản, thì đẳng cấp chúng ta đương nhiên vẫn dưới bóng đá Nhật Bản. Tôi đang nói chuyện trong giấc mơ, với phép màu nào đó. Trở lại thực tại, U19 Việt Nam rất khó khăn. Đẳng cấp là một chuyện, tâm lý của chúng ta khi gặp những đội bóng Đông Á kiểu như Nhật Bản rất khó tạo ra bất ngờ. Chúng ta và Nhật Bản chơi cùng lối chơi, nhưng ở hai hệ tầng khác nhau. Vì vậy, tôi cho rằng trận bán kết gặp U19 Nhật Bản sẽ cực kỳ khó khăn.

Cảm ơn nhà báo Phan Đăng về những chia sẻ thú vị!

* VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền - Hữu Khôi - Tuấn Anh

Clip: Bạt Tuấn - Xuân Quý - Huy Phúc

Tin khác:

Thuỷ điện xả lũ, cãi vã: Thiếu trách nhiệm, thiếu hiểu biết
Ô nhiễm không khí Hà Nội: Vẫn nói nhiều, làm ít
MC Phan Anh: "Tôi like dạo mỗi ngày..."
Khách mất tiền tỷ, ngân hàng phủi trách nhiệm là vô lý
Giảm tổn thất điện năng: Cần sự đồng bộ từ quy hoạch đến phân phối

Đối thủ của U19 Việt Nam ở bán kết: U19 Nhật Bản mạnh cỡ nào?

Một ngày sau khi U19 Việt Nam giành vé bán kết, đối thủ của thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn ở vòng dành cho 4 đội mạnh nhất giải cũng đã được xác định.

Video hành trình đến World Cup U20 của U19 Việt Nam

Từ chỗ bị đánh giá yếu nhất bảng B, U19 Việt Nam đã viết nên câu chuyện cổ tích thời hiện đại khi thẳng tiến tới bán kết giải U19 châu Á, cùng tấm vé dự World Cup U20 2017.

U19 Việt Nam, yêu và cháy nữa đi!

Với thành công ở VCK U19 châu Á, những chàng trai trẻ U19 Việt Nam đã khơi dậy ngọn lửa tình yêu trong lòng người hâm mộ nước nhà.

U19 Việt Nam chạm trán đối thủ sừng sỏ nào ở U20 World Cup?

Các học trò của HLV Hoàng Anh Tuấn sẽ có dịp đối đầu với những đội bóng tên tuổi như Đức, Pháp, Italia hay Bồ Đào Nha ở giải U20 World Cup diễn ra từ ngày 20/5 đến 11/6/2017 trên đất Hàn Quốc.

Vi phạm khi đương chức, kỷ luật lúc về hưu

- "Cái khó của việc xử lý kỷ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng là vi phạm diễn ra khi còn đương chức, khi xử lý kỷ luật thì đã về hưu"- TS Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ với Góc nhìn thẳng.

Ông Vũ Huy Hoàng
Play

Kính thưa quý vị và các bạn

Việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xử lý kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương được dư luận đồng tình những cũng có không ít thắc mắc.

Để làm rõ hơn việc này, Góc nhìn thẳng có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Nhà báo Hoàng Hường:Thưa TS, với những người đương chức, nếu bị kỷ luật về Đảng thường thì bước tiếp theo thường sẽ là cách chức về chính quyền. Nhưng trường hợp ông Vũ Huy Hoàng đã về hưu, việc xử lý kỷ luật tiếp theo sẽ như thế nào, đây chính là vấn đề người dân băn khoăn nhất?

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Việc này còn phụ thuộc vào vi phạm. Phía bên Đảng, kỷ luật được là vì ông Vũ Huy Hoàng vẫn là đảng viên. Đảng xử lý kỷ luật đảng viên hoàn toàn có cơ sở. Bên phía chính quyền giờ sẽ như thế nào? Ông Vũ Huy Hoàng không còn chức, thì những chế tài về hành chính liên quan đến chức vụ chắc không xử lý được nữa. Nhưng có những chế tài khác, nếu có vi phạm pháp luật, nếu ở mức độ hành chính vẫn có thể xử phạt bằng tiền.

Về phía Nhà nước, không còn nhiều chế tài có thể áp đặt được, nhưng về trách nhiệm hình sự hoàn toàn có thể áp đặt được. Tôi không nói cần phải xử lý hình sự bởi phải căn cứ vào vi phạm. Vi phạm đến đâu, có cấu thành tội phạm hay không thì chỉ có cơ quan điều tra mới trả lời được.

Nhà báo Hoàng Hường:Với những quy định hiện hành, liệu có công bằng, thoả đáng hay không khi cùng một mức kỷ luật một bên đương chức còn có chức để cách, còn một bên còn lại không có chức để cách nữa?

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Công bằng là một thứ tương đối. Chúa tạo ra nhiều người đã khác nhau rồi. Trong trường hợp này, để nói công bằng với người đương chức là khó. Những người đương chức phải công bằng với nhau, những người về hưu công bằng với nhau. Công bằng ở mức như vậy, chứ không tuyệt đối được. Ông Vũ Huy Hoàng làm gì còn chức mà cách nên muốn công bằng tối đa là khó. Công bằng nên hiểu thế này: những người đang chức chịu chế tài như nhau về những hành vi vi phạm như nhau. Những người về hưu chịu chế tài như nhau với những vi phạm trong quá khứ, ví dụ như trách nhiệm chính trị hay trách nhiệm hình sự.

Nhà báo Hoàng Hường:Người dân lâu nay vẫn chưa đồng tình trong việc xử lý cán bộ cấp cao mắc sai phạm khi họ đã nghỉ hưu, đã "hạ cánh an toàn". Theo TS việc xử lý kỷ luật về Đảng nên được làm thế nào để bớt đi tình trạng này?

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Trước hết về mặt áp đặt trách nhiệm, về kỷ luật Đảng, phải hiệu quả. Nếu trong quá trình làm việc để xảy ra vi phạm ta có UB Kiểm tra của Đảng, có chế độ phê bình và tự phê bình. Có rất nhiều công cụ của Đảng. Các công cụ đó cần hiệu năng hơn khi người ta đang còn chức. Những vi phạm đó xảy ra khi đang còn chức, và thực chất nhiều nhiều việc có chức mới vi phạm được. Trong trường hợp này, các cơ quan kiểm tra, các cơ quan chịu trách nhiệm, ví dụ UB Kiểm tra, cấp uỷ… phải phát huy hiệu quả hơn nữa. Khi có vi phạm có thể xử lý được khi người vi phạm còn chức, khi họ về hưu rồi rõ ràng hiệu quả răn đe sẽ thấp hơn.

Thứ hai, việc giám sát từ phía Nhà nước cũng cần được tăng cường. Khi thực hiện chức trách, công vụ, luôn có một hệ thống giám sát. Đó là đòi hỏi của nền quản trị. Ở tầm bộ trưởng, cơ quan giám sát là Quốc hội. Ở tầm dưới bộ trưởng là thanh tra, kiểm tra, kiểm toán… Tất cả thiết chế giám sát đó cần vận hành tốt hơn.

Nhà báo Hoàng Hường:Qua việc xử lý nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và các vụ việc nổi cộm sắp được xem xét, xử lý tới đây, TS đánh giá thế nào về việc chỉnh đốn Đảng đang được triển khai?

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Với quyết tâm chính trị cao, chúng ta có thể làm tốt. Người dân cũng như các cán bộ, cả về hưu, cựu chiến binh… và tất cả các đối tượng khác chờ mong kết quả cụ thể hơn và có tính răn đe cao hơn nữa.

Nhà báo Hoàng Hường:Cảm ơn TS về cuộc trao đổi.

VietNamNet

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

TS Vũ Ngọc Hoàng: Bổ nhiệm người nhà, nếu đúng cũng chướng

- TS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Ban Tuyên giáo Trung ương nói với Góc nhìn thẳng, thời Hậu Lê, nhà Nguyễn đã có luật cấm bổ nhiệm con cháu các quan. Ngày nay, lãnh đạo nên qua tranh cử, chứ không nên độc diễn.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng

Câu chuyện cả họ làm quan đã không còn là cá biệt trong bộ máy chính quyền, cơ quan Nhà nước hiện nay. Nhiều trường hợp đã được dư luận xới xáo với những dấu hỏi về sự minh bạch trong quá trình bổ nhiệm chức vụ.

Liệu rằng, "một người làm quan, cả họ được nhờ" có đang trở thành vấn nạn?

Chuyên mục Góc nhìn thẳng mới quý vị cũng theo dõi cuộc trao đổi với TS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương về vấn đề này.

Theo dõi cuộc trao đổi tại clip dưới đây:

bổ nhiệm cán bộ
Play


Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, thời gian gần đây, khi phát hiện các trường hợp một số quan chức bổ nhiệm họ hàng, vợ, con... vào các chức vụ quan trọng và sau khi kiểm tra thường kết luận là đúng quy trình. Không sai phạm nào được phát hiện. Vậy, ông nghĩ sao về quy trình bổ nhiệm cán bộ như vậy? Liệu có lỗ hổng nào ở đây?

TS Vũ Ngọc Hoàng: Tôi nghĩ, quy trình không có mục đích tự thân, cuối cùng là ra sản phẩm như thế nào. Không thể nào nói rằng, quy trình đúng mà sản phẩm sai. Khi sản phẩm đã không chuẩn thì quy trình ấy có vấn đề.

Tất nhiên, còn có việc liên quan người sử dụng quy trình đó, nhưng không thể nói, một quy trình như thế đã hoàn toàn tốt. Quy trình do con người định ra, có thể bổ sung, điều chỉnh. Tôi nghĩ, chưa ổn lắm đâu các quy trình bổ nhiệm hiện nay, phải hoàn thiện hơn, thậm chí không ít vấn đề cần phải cải cách.

Nhà báo Phạm Huyền: Cá nhân ông có tin vào sự công tâm, khách quan trong công tác quy hoạch, phê duyệt, bổ nhiệm cán bộ không nếu ở đó, có mối quan hệ con cháu, họ hàng với người có thẩm quyền bổ nhiệm? Ông có tin vào sự minh bạch, công tâm ở đây?

TS Vũ Ngọc Hoàng: Về cơ bản, tôi không tin được. Cá biệt cũng có thể có trường hợp người ta vô tư nhưng đó chỉ là cá biệt thôi. Nói chung là khó tin.

Ngay cả trong trường hợp, anh bổ nhiệm con của anh mà con anh đúng, anh chủ trì câu chuyện đó, anh ký quyết định đó thì nó cũng chướng lắm!

TS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Ban Truyên giáo Trung ương, một người làm quan, cả họ được nhờ, bổ nhiệm lãnh đạo, đổi mới cán bộ.
TS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trao đổi với Góc nhìn thẳng (ảnh: Vietnamnet)

Nhà báo Phạm Huyền:Chúng ta từng nghe các giải thích, nếu người nhà có tài thì việc bổ nhiệm vẫn là xứng đáng. Nhưng theo ông, điều gì sẽ xảy ra khi người cùng một nhà đều cùng làm quan ở một xã, một huyện, hay một bộ máy cơ quan Nhà nước?

TS Vũ Ngọc Hoàng: Tôi nghĩ cách giải thích đó là có phần nguỵ biện thôi. Tại sao mà trong cùng một nhà, một họ lại có nhiều người tài như vậy, còn trăm họ khác lại không có? Tôi không tin vào lý lẽ đó. Đối với tôi, lý lẽ đó không thuyết phục.

Nhà báo Phạm Huyền: Xin hỏi ông, ông đánh giá như thế nào về tình trạng một người làm quan cả họ được nhờ trong xã hội hiện nay? Có một câu nói hài hước "nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ". Ông đánh giá ra sao và nếu nói về giải pháp, chúng ta cần triển khai việc nào là cần thiết nhất?

TS Vũ Ngọc Hoàng: Tôi nhớ, cụ Phạm Văn Đồng cuối đời nói với con mình rằng: ba không có gì, tài sản, tiền bạc để cho con, cũng không để lại cho con chức tước gì. Ba chỉ có cả một cuộc đời phục vụ nhân dân vậy thôi. Ba mong muốn con cố gắng làm theo.

Tôi nghĩ, nói "một người làm quan, cả họ được nhờ", nên hiểu theo nghĩa tích cực là vậy, nên hiểu theo nghĩa lành mạnh. Một ông quan thanh liêm để lại tiếng thơm cho cả họ, con cháu tự hào, lấy đó là tấm gương, trưởng thành theo.

Còn "một người làm quan, cả họ được nhờ" để rồi lên chức trước, lấy bổng lộc thì cái đó là nghĩa xấu, là cái hỏng, phải tránh tối đa, phải loại bỏ.

Nhà báo Phạm Huyền: Để nói về giải pháp thì sao thưa ông?

TS Vũ Ngọc Hoàng: Đầu tiên phải xuất phát từ cái tâm với nước non, một cái tâm trong sáng, vô tư, hết lòng với nước non, muốn thúc đẩy sự phát triển của dân tộc mình, của đất nước mình. Phải xuất phát từ cái tâm, trách nhiệm ấy.

Giải pháp thì nhiều. Thời Hậu Lệ, Lê Thánh Tông rồi sang nhà Nguyễn, vua Minh Mạng cũng đã sử dụng một luật là Luật Hồi tỵ. Luật này quy định những điều cấm kỵ, như cấm bổ nhiệm con cháu, người ruột thịt trong địa bàn mà ông quan đó đứng đầu.

Tôi nghĩ là, công tác cán bộ cần phải đổi mới mạnh mẽ, theo hướng cán bộ lãnh đạo phải qua tranh cử. Qua tranh cử đó mà so sánh, lựa chọn phương án tốt hơn. Qua tranh cử, mọi người đánh giá năng lực của người ấy. Phải qua tranh cử, không nên độc diễn.

Trong Đại hội XII, tôi thấy Tổng Bí thư đã nhấn mạnh vài lần việc phải đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ.

Còn đối với cán bộ chuyên môn, nên thi tuyển, tất cả quá trình này phải minh bạch ra.

Tất nhiên, việc đổi mới ấy phải trong môi trường lành mạnh, phải được chuẩn bị, kể cả về nhận thức, tâm lý, về ý thức trách nhiệm, về khung pháp lý.

Nếu môi trường không lành mạnh, mở ra tranh cử, một bên có đồng tiền tham gia, một bên thì không có, mà nhiều người tài, có khi họ không có tiền. Cuối cùng, thua ông có tiền đi vận động.

Cuối cùng phát huy dân chủ, phát huy trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội. Họ phải có trách nhiệm giới thiệu nhiều người ra tranh cử, không phải chỉ có 1 người, hay ít người theo kiểu "độc diễn".

Tôi nghĩ nếu cơ chế thay đổi như vậy thì sẽ tốt hơn.

Nhà báo Phạm Huyền: Xin cảm ơn ông!

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Clip: Bạt Tuấn- Đức Yên

Email chương trình: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Tin khác:

Tăng tuổi nghỉ hưu: Lương hưu Việt Nam quá thấp
Giá xăng gánh quá nhiều thuế phí là bất hợp lý
Bộ trưởng Giáo dục: "Đừng quá căng thẳng về thi và điểm"
Xổ số- cờ bạc hay trò chơi giải trí?
Á hậu Thụy Vân thấy buồn khi hoa hậu bị chê
Nhà khoa học nói gì trước băn khoăn "được cả thép lẫn cá"?


Cựu Thứ trưởng nói về giá xăng dầu

- Xung quanh giá xăng dầu, VietnamNet đã có cuộc trò chuyện với nguyên Thứ trưởng Bộ Thương Mại Phan Thế Ruệ.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng
Thêm vụ tính nhầm giá xăng: Đánh thuế tiền để dành của dân?
Tính thiếu giá xăng: Bộ Tài chính họp khẩn, bắt DN chịu
Tính thiếu giá xăng: Trăm tỷ ai được lợi?
Giá xăng gánh quá nhiều thuế phí là bất hợp lý

Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet đã trao đổi với ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ), Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

tính nhầm giá xăng
Play


tính nhầm giá xăng, Liên Bộ Công Thương- Tài chính, giá xăng, Góc nhìn thẳng, Phan Thế Ruệ,
Ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ)
Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (ảnh: VietNamNet)

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Clip: Đức Yên, Xuân Quý, Huy Phúc

email: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Các tin khác:

Mỗi lần đổi mới thi, thí sinh sẽ bớt áp lực hơn
TS Vũ Ngọc Hoàng: Bổ nhiệm người nhà, nếu đúng cũng chướng
Tiếc cho hoa hậu Phương Nga khi ký hợp đồng nô lệ tình dục
Tăng tuổi nghỉ hưu: Lương hưu Việt Nam quá thấp
Xổ số- cờ bạc hay trò chơi giải trí?

Mỗi lần đổi mới thi, thí sinh sẽ bớt áp lực hơn

- Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga khẳng định với Góc nhìn thẳng, mỗi lần đổi mới thi THPT, xét tuyển ĐH-CĐ, thí sinh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, bớt áp lực hơn.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng

Năm 2017 là năm thứ 3 Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2 trong 1, vừa kết hợp làm căn cứ xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ xét tuyển Đại học và Cao Đẳng.

Và phương án tổ chức kỳ thi này năm 2017 vừa được Bộ họp báo công bố chiều qua, 28/9 với nhiều nội dung thay đổi so với kỳ trước. Và thông tin từ họp báo cũng cho thấy, việc tổ chức kỳ thi quan trọng này sẽ tiếp tục còn cải cách nữa.

Để tìm hiểu sâu về công tác này, chuyên mục Góc nhìn thẳng VietNamNet có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga về vấn đề này.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

thi THPT
Play


Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, việc tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia với ý nghĩa 2 trong 1 là một bước cải cách lớn của ngành giáo dục. Tuy nhiên, các thông tin họp báo cho thấy vẫn còn sẽ tiếp tục thay đổi nữa. Xin ông cho biết, tại sao việc tổ chức kỳ thi này lại có sự thay đổi nhiều như vậy? Và năm 2018, phương án tổ chức kỳ thi này có thay đổi nữa hay không?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hiện nay, chúng ta đổi mới kỳ thi tốt nghiệp PTTH quốc gia và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng thì không thể làm trong 1 năm được. Nếu chúng ta làm một lần, học sinh sẽ bị sốc. Việc đổi mới như vậy sẽ không thành công được.

Từ 2015, Bộ đã giảm từ 4 kỳ thi còn 1 kỳ thi. Đó là một sự thay đổi rất lớn. Năm 2016, chúng ta tổ chức kỳ thi này ở tất cả các tỉnh, thành phố, thí sinh không phải ra khỏi địa phương vất vả để thi. Đó là bước tiến thứ hai. Và năm 2016, chúng ta bắt đầu thay đổi phương thức tổ chức thi.

Như vậy, hai năm 2016-2017, chúng ta thay đổi hình thức thi, chuyển phần lớn môn thi tự luận trước đây thành thi trắc nghiệm khách quan, để làm tăng độ tin cậy của kỳ thi.

Những năm trước, dù điều động một số lượng lớn các giảng viên Đại học về các địa phương nhưng về đề thi tự luận luôn luôn xảy ra sự tiêu cực trong quá trình coi thi và chấm thi nên kết quả không thực sự đảm bảo độ chính xác tuyệt đối.

Khi chuyển sang thi trắc nghiệm khách quan, việc coi thi, chấm thi như vậy sẽ loại trừ được yếu tố không khách quan từ con người nên đảm bảo kết quả sẽ chính xác hơn.

Mỗi một lần đổi mới cải cách như vậy, thí sinh sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, áp lực thi sẽ giảm đi Tôi tin chắc chắn rằng, kỳ thi 2017 tới này, áp lực tâm lý sẽ nhẹ nhàng hơn, áp lực tâm lý giảm đi, các em sẽ tự tin hơn trong quá trình làm bài thi.

Năm 2017 có thể nói là năm đã hoàn thiện cả về phương thức tổ chức thi và hình thức thi của thí sinh. Như vậy, những năm tiếp theo, chúng ta lại dựa trên mô hình này, chỉ thay đổi về mặt kỹ thuật nữa thôi. Ví dụ thay vì thí sinh làm bài trên giấy thì thí sinh làm trên máy. Còn thi tổ hợp hiện nay sẽ chuyển sang bài thi tích hợp khi chương trình sách giáo khoa mới đã được áp dụng đại trà.

Bùi Văn Ga, Kỳ thi THPT quốc gia, thi trắc nghiệm môn, thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017, thi trắc nghiệm môn Toán,
Ảnh: Thí sinh sẽ bớt áp lực hơn khi kỳ thi cải tiến (ảnh: Vietnamnet)

Nhà báo Phạm Huyền: Xin dẫn một ví dụ ở môn thi thứ 4. Trong tương lai, môn thi này sẽ chuyển sang, từ bài thi tổ hợp thành tích hợp. Vậy, thi tích hợp là gì và tại sao, Bộ không áp dụng ngay ở kỳ thi này mà phải chờ trong vòng 3 năm nữa?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Đúng vậy. Bài thi tổ hợp là chúng ta ghép 3 môn riêng rẽ vào một bài thi với các câu hỏi riêng từng môn. Ví dụ, bài thi môn khoa học tự nhiên, sẽ có câu thi cho môn Lý, bài thi môn Hoá, bài thi môn Sinh, tức 3 môn độc lập với nhau.

Khi chúng ta chuyển sang bài thi tích hợp, tức là, kiến thức môn Lý sẽ có kiến thức môn Hoá, kiến thức môn Sinh có kiến thức môn Hoá , rồi kiến thức Sinh Hoá chẳng hạn. Rõ ràng, việc đó là sự thay đổi rất lớn, kéo theo sự thay đổi phương pháp học tập cũng như chương trình học của học sinh. Do vậy, không thể làm ngay bây giờ được. Vì khi đó, chúng ta phải đổi mới sách giáo khoa. Khi đổi mới sách giáo khoa với các kiến thức đan xen như vậy thì sau này, thí sinh mới có thể áp dụng thành bài thi tích hợp.

Nhà báo Phạm Huyền:Vậy có thể hiểu, bài thi tích hợp khó hơn bài thi tổ hợp?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Cũng không phải là khó, mà là kiến thức phải đan xen nhau.

Nhà báo Phạm Huyền:Dư luận đang tranh cãi rất nhiều về thi trắc nghiệm môn Toán. Vậy xin hỏi ông, giữa thi tự luận và thi trắc nghiệm thì theo ông, thi trắc nghiệm tốt hơn cho thí sinh?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Phải hiểu rằng, mục đích của kỳ thi THPT quốc gia, sử dụng đánh giá tổng quát để cung cấp cho các trường, từ đó xét tốt nghiệp THPT và cung cấp cơ sở dữ liệu cho các trường đại học có thể tuyển sinh. Tức là, kiến thi rất tổng quát, đánh giá tổng quan kiến thức học sinh thu lượm được trong quá trình học phổ thông. Đây không phải là kỳ thi học sinh giỏi để tìm ra học sinh giỏi chuyên biệt, như giỏi Toán, giỏi Lý, giỏi Hoá.

Với mục đích đấy, cả thi tự luận hay trắc nghiệm đều có thể đạt mục tiêu này. Nhưng một kỳ thi tổ chức với hàng triệu thí sinh tham gia như kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gía, phương tính thi trắc nghiệm môn Toán rất là phù hợp. Việc học thi không có gì thay đổi so với trước đây.

Đối với thí sinh, đã quen với bài thi trắc nghiệm 4 môn mà các em đã làm từ 2007, để làm tốt bài tốt nghiệp theo hình thức trắc nghiệm, các em vẫn phải học tất cả các chương trình giống như tự luận thôi.

Vì vậy, việc học-thi không có gì thay đổi so với khi các em thi tự luận trước đây.

Nhà báo Phạm Huyền:Thay đổi nhiều như vậy thì liệu có làm nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục hay không?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Rõ ràng khi tổ chức kỳ thi tốt, công bằng, nghiêm túc, các trường Đại học, Cao đẳng sẽ chọn lựa được thí sinh phù hợp vào học.

Đối với phổ thông, nếu chúng ta thay đổi hình thức thi thì đã tác động lớn tới việc dạy học.

Trước đây, chúng ta làm bài thị tự luận, không thể bao quát các chương trình. Giờ, thí sinh học tủ, thi trắc nghiệm thì học sinh học hết kiến thức ở SGK thì kiến thức thi đảm bảo hơn.

Còn việc tổ chức nhiều môn thi thì sẽ bớt áp lực ở phổ thông, các môn học đều có ý nghĩa, có mục đích, có giá trị cho học sinh, để các em có kiến thức toàn diện.

Tất cả việc đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng cũng là một khâu trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện ngành giáo dục và đào tạo, qua đó, nâng cao chất lượng đào tạo nói chung.

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Clip: Xuân Quý- Bạt Tuấn

Các tin khác:

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2017
TS Vũ Ngọc Hoàng: Bổ nhiệm người nhà, nếu đúng cũng chướng
Tiếc cho hoa hậu Phương Nga khi ký hợp đồng nô lệ tình dục
Tăng tuổi nghỉ hưu: Lương hưu Việt Nam quá thấp
Giá xăng gánh quá nhiều thuế phí là bất hợp lý

Những triệu chứng cảnh báo nhồi máu cơ tim ở phụ nữ

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Biết những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim có thể ngăn ngừa những hệ lụy đáng tiếc xảy ra.

Rất nhiều phụ nữ thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể trước khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra. Nhận biết và phát hiện ra những triệu chứng không điển hình này là cách duy nhất giúp chị em được cấp cứu kịp thời, bảo toàn sức khoẻ sau nhồi máu cơ tim.

nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch

Phụ nữ thường bị nhồi máu cơ tim nhiều hơn nam giới, các triệu chứng thường không rõ ràng, thêm vào đó còn ít được sự quan tâm chú ý. Những triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ và nam giới lại khác nhau. Nói chung các dấu hiệu ban đầu có thể rất mơ hồ như mệt mỏi, nóng ran ở ngực…

Một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Y học “British Columbia” cho thấy tỷ lệ các cơn đau tim là 19% ở phụ nữ so với 13,7% ở nam giới. Điều gì đã xảy ra khi mà những dấu hiệu của bệnh thường bị bỏ qua ở người phụ nữ.

nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch

Cảm giác nóng ran ở ngực

Thỉnh thoảng có cảm giác nóng ran ở ngực, bị chèn ép ở ngực gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Đôi khi có thể nhầm lẫn với sự lo âu, những căng thẳng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng cảm giác này lặp đi lặp lại mỗi ngày, trong trường hợp như vậy nên đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

Ở nam giới cảm giác căng tức thường bắt đầu ở ngực trước khi lan đến cánh tay. Nhưng ở phụ nữ cơn đau thường khu trú hơn ở ngực và tương tự như cơn đau thắt ngực.

Đau nhói ở phần trên của cơ thể: cổ, lưng, xương hàm…

nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch

Dấu hiệu này được cảm nhận bởi đau hai cánh tay, lưng, vai, cổ, xương hàm hoặc phía trên dạ dày (phía trên rốn). Điều này khá phức tạp.

Phụ nữ ít quan tâm chú ý đến các triệu chứng của bệnh vì họ thường nghĩ chỉ là mệt mỏi đơn thuần hoặc đau ở xương và chỉ dùng thuốc kháng viêm. Nhưng cần chú ý hơn vì các cơn đau ở lưng, cổ, xương hàm là dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới.

Mệt mỏi bất thường, cảm giác nghẹt thở

Ở đàn ông, cần cảnh báo các dấu hiệu khi họ đang hoạt động thể chất, trong lúc đang làm việc, có cảm giác cánh tay như bị tê liệt hoặc không thể thở được tuy nhiên lúc nghỉ ngơi các dấu hiệu sẽ biến mất.

Ở phụ nữ thì khác, các cơn đau tim có thể xảy ra khi ngồi ngay cả khi ngủ, điều đó có nghĩa là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim có thể xảy ra lúc nghĩ ngơi hơn là lúc vận động.

nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch

Ngoài ra có các dấu hiệu khác cần chú ý không được bỏ qua như mệt mỏi quá mức, không bình thường, đau phần trên ngực. Nên cẩn thận khi leo cầu thang, nếu cảm thấy quá mệt, cảm giác ngột thở và căng tức ở ngực, không nên chậm trễ cần đi khám ngay.

Cảm giác buồn nôn, nôn, đầy bụng khó tiêu

Cảm giác nặng bụng, khó chịu; đôi khi như ăn không tiêu và có cảm giác buồn nôn. Điều này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác hoặc trào ngược dạ dày. Đặc biệt thường kèm theo đổ mồ hôi lạnh,đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, run, đau dạ dày và có cảm giác lo lắng.

nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch

Tóm lại phần lớn những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim thường có dấu hiệu báo trước. Ở phụ nữ đừng bao giờ chủ quan, nếu thấy mệt mỏi ngày càng tăng, cảm thấy khó thở, lo lắng thì cần thăm khám bác sĩ.

Trên đây là những triệu chứng báo hiệu một cơn nhồi máu cơ tim ở phụ nữ. Bạn chỉ có một cơ hội duy nhất để bảo vệ mạng sống của chính mình nếu như phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Hãy chú ý lắng nghe cơ thể mình, dù là thay đổi nhỏ nhất và đó là cách hữu hiệu để bảo toàn được sức khoẻ và tính mạng của mình trước cơn nhồi máu cơ tim.

BS Ái Thủy (Theo Amelioretasante)

Cụ bà suýt chết vì bị ve mò cắn trúng vùng kín

- Sau khi đi thăm vườn, bà T. bị sốt cao, mệt mỏi, không ăn uống được trong nhiều ngày.

Bà N.T.T. (78 tuổi, ngụ tại Củ Chi, TP.HCM) được gia đình đưa tới BV Xuyên Á TP.HCM trong tình trạng suy kiệt, mệt mỏi, sốt cao, nôn ói, không ăn uống được.

Theo lời người nhà, trước khi nhập viện, bà T. đã đi thăm vườn, sau đó bị sốt 10 ngày liên tục. Dù được điều trị tại cơ sở y tế địa phương, mua thuốc uống nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Trước khi đau ốm, bệnh nhân đã đi thăm vườn.

Qua kết quả thăm khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có vết thương đóng mày đen đặc trưng ở bẹn phải khoảng 1,5x0,5 cm, có hạch ở 2 bên bẹn.

ve mò, bị ve mò cắn

Vết thương do bị ve mò cắn gây ra cho bà T.

Nhận định bà T. bị sốt mò cắn, phía BV điều trị đặc hiệu lập tức. Cụ bà hết sốt sau một ngày uống thuốc, sức khỏe dần ổn định.

Theo các bác sĩ, sốt mò là một căn bệnh khá hiếm gặp. Tuy nhiên, trước đó không lâu, BV cũng tiếp nhận xử trí cho bệnh nhân P.T.N. (53 tuổi, ngụ Châu Thành, Tây Ninh), bị sốt mò tương tự.

Sốt mò là sốt phát ban truyền nhiễm do virus Rickettsia Orientia tsutsugamushi gây ra. Bệnh phân bố ở những nơi có nhiều cây con, bụi rậm, các bãi cỏ ven sông, suối, vùng đất ẩm. Bệnh thường phát triển vào mùa hè và mùa mưa, khi độ ẩm lên cao.

Do loại ve mò này khá nhỏ, khi cắn cũng không gây đau đớn nhiều nên người bệnh dễ bỏ qua, đôi khi không biết mình có vết loét do mò cắn.

ve mò, bị ve mò cắn

Mò và ấu trùng

Người bị sốt mò thường bị sốt kéo dài, sốt nhẹ ở 1-2 ngày đầu, sau đó sốt cao liên tục, có thể kéo dài 15-20 ngày.

Bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng tiêu hóa, viêm cơ tim, suy đa cơ quan... và có thể dẫn đến tử vong.

Để tránh bị ấu trùng mò đốt, bác sĩ khuyến cáo người dân cần tránh nằm trên bãi cỏ vùng đất ẩm, không phơi quần áo trên bãi cỏ, đeo găng tay, thắt chặt ống quần khi phát hoang xung quanh, phun thuốc diệt mò, diệt côn trùng.

Văn Đức

Bảo tồn trứng cho phụ nữ trẻ bị ung thư cổ tử cung

Theo Th.S BS Đinh Thị Hiền Lê, chuyên gia ung thư phụ khoa, BV Đa khoa Tâm Anh, việc phát hiện sớm và điều trị bảo tồn sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và đảm bảo chất lượng sống của bệnh nhân thư cổ tử cung (UTCTC).

Nhiều biến chứng khi điều trị UTCTC

Chị NTH, 29 tuổi (Hà Nội) tình cờ đi khám vì rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết giữa kỳ kinh, bàng hoàng khi kết quả chẩn đoán của các bác sĩ kết luận chị bị ung thư cổ tử cung, giai đoạn 2. Trước đó, trong khoảng hơn một tháng, Chị Huyền chỉ có những dấu hiệu đau mỏi vùng thắt lưng hay vùng bụng nhưng chị chỉ nghĩ đến các vấn đề xương khớp hay tiêu hóa nên cũng không quan tâm nhiều.

Lúc này, cũng như hàng trăm bệnh nhân ung thư khác, chị Huyền chỉ cầu mong được điều trị thật nhanh, tha thiết mong được sống để nuôi con nên chấp nhận xạ trị ngay mà không biết điều gì chờ đợi phía sau. Đồng thời sau xạ trị, chị phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung.

vietnamnet

Phụ nữ nên khám, tầm soát định kỳ để phát hiện sớm

ung thư cổ tử cung

Trải qua thời gian điều trị kéo dài, chị Huyền may mắn “thoát khỏi lưỡi hái tử thần” bệnh ung thư nhưng tiếp theo đó là chuỗi ngày dài chống chọi với những di chứng của xạ trị, đặc biệt là việc teo hoàn toàn 2 buồng trứng. Chị bị thường xuyên bốc hỏa, mất ngủ, rụng tóc, da dẻ nhăn nheo sạm nám, không muốn quan hệ tình dục với chồng vì mất cảm xúc và bị đau rát, thậm chí đôi khi còn bị ra máu sau khi quan hệ… Đáng buồn hơn, bác sĩ điều trị cho biết chị không thể có con nữa…

Theo Th.S BS Hiền Lê, trên đây chỉ là một trong số hàng trăm ca UTCTC được phát hiện và điều trị muộn. Trong thực tế thăm khám, bệnh nhân thường đến ở những giai đoạn khá muộn khi đi khám vì những biểu hiện bệnh lý quá rõ như: xuất huyết bất thường, ra máu sau giao hợp. Cũng có những trường hợp bệnh nhân đi khám sức khỏe để chuẩn bị kết hôn thì phát hiện ra UTCTC.

Điều trị bảo tồn - duy trì chất lượng sống sau điều trị

Th.S. BS Hiền Lê cho biết, tùy lứa tuổi và các giai đoạn của UTCTC, bệnh nhân sẽ được tư vấn phương pháp phù hợp. Ở giai đoạn tiền ung thư, nếu bệnh nhân trẻ tuổi, còn muốn có con thì có thể đốt, khoét chóp hay cắt cụt phần cổ tử cung.

Trường hợp đã bị ung thư thì cắt bỏ tử cung là không thể tránh khỏi. Việc cắt tử cung trước hay xạ trị trước sẽ căn cứ vào giai đoạn của bệnh nhưng các bác sĩ sản phụ khoa luôn quan tâm và hướng đến việc bảo tồn buồng trứng cho bệnh nhân nữ trẻ và đặc biệt còn muốn làm mẹ.

Để làm được điều này, trước khi xạ trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ sản khoa áp dụng kỹ thuật treo cao buồng trứng bằng cách phẫu thuật bóc tách tách và “treo” hai buồng trứng lên cao hơn vị trí giải phẫu thông thường để bảo vệ buồng trứng trước tác hại của tia xạ. Sau đó, tại cơ sở xạ trị, bác sĩ trực tiếp xạ trị sẽ tránh vùng buồng trứng đã được bác sĩ sản đánh dấu và sử dụng thêm tấm chắn để ngăn tia xạ không chiếu đến vị trí mới của buồng trứng.

vietnamnet

Phát hiện ở giai đoạn sớm, bệnh nhân ung thư cổ tử cũng

không chỉ được chữa khỏi mà còn đảm bảo duy trì chức năng

sinh sản, đời sống sinh lý bằng cách phẫu thuật bảo tồn

buồng trứng trước xạ trị.

Ý nghĩa của điều trị bảo tồn, theo BS Lê nhằm giúp bệnh nhân có thể đảm bảo nội tiết, duy trì chức năng quan hệ vợ chồng. Thậm chí nhờ bảo tồn được trứng, bệnh nhân có thể sử dụng kỹ thuật mang thai hộ để có con và vẫn được hưởng niềm hạnh phúc được làm mẹ.

Chủ động khám tầm soát để phát hiện sớm UTCTC

Trong ung thư phụ khoa nói chung và UTCTC nói riêng, có nhiều “rào cản” dẫn đến việc bệnh không được tầm soát, phát hiện sớm. Đó là tâm lý ngại đi khám phụ khoa, sợ đi khám sẽ phát hiện ra bệnh. Tâm lý này thực sự đang làm hại chị em. Do vậy, BS Hiền Lê khuyên chị em phụ nữ cần hành động, “nhanh chân hơn ung thư” bằng cách đi khám và tầm soát bệnh để có thể phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.

vietnamnet

Trang thiết bị BV Tâm Anh được đầu tư hiện đại nhằm rút ngắn thời gian khám và nâng cao chất lượng điều trị. Trong ảnh: Th.s.BS Đinh Thị Hiền Lê đang thăm khám cho bệnh nhân của Khoa Phụ sản.

Theo BS Hiền Lê, tại Khoa phụ sản BV Tâm Anh, việc đăng ký khám, tầm soát phát hiện sớm UTCTC cũng như các loại Ung thư phụ khoa khác (Ung thư vú, ung thư buồng trứng…) hay các bệnh lý phụ khoa thường gặp. Quy trình khám kỹ lưỡng cũng như đảm bảo sự riêng tư cho khách hàng. Người bệnh có thể đặt lịch hẹn qua website, hotline hay đăng ký khám trực tiếp lại BV. Thời gian cho một ca tầm soát, phát hiện sớm chỉ kéo dài khoảng 30 phút. Nếu có những dấu hiệu bất thường, Bệnh nhân sẽ được chỉ định khám chuyên sâu.

Đồng thời, để bệnh nhân không phải di chuyển nhiều, tất cả các thủ thuật thăm khám đều được thực hiện tại một phòng chuyên biệt với đầy đủ công cụ hỗ trợ hiện đại, thiết bị soi tử cung kết nối với màn hình lớn để phục vụ cho bác sĩ khám và bệnh nhân có thể theo dõi hình ảnh của tổn thương.

Tất cả các tổn thương cổ tử cung ở giai đoạn sớm đều được bác sĩ BV Tâm Anh can thiệp, điều trị tại chỗ. Đối với bệnh UTCTC giai đoạn muộn, có thể được chỉ định phẫu thuật trước xạ trị, hay xạ trị trước phẫu thuật tùy vào tình trạng bệnh. Nhưng việc phẫu thuật treo cao buồng trứng nhằm bảo vệ buồng trứng trước khi được chuyển qua cơ sở xạ trị sẽ luôn được bác sĩ chú ý tư vấn và áp dụng nhằm mang lại lợi ích và chất lượng sống cho bệnh nhân sau điều trị

Hoàng Hoa

*Tên nhân vật đã được thay đổi theo yêu cầu của người bệnh

5 lợi ích tuyệt vời của lối sống năng động

Nếu khẩu phần ăn hàng ngày của gia đình bạn vắng mặt sữa, rất có thể gia đình bạn đang thiếu một nguồn cung cấp năng lượng bền bỉ để duy trì lối sống năng động và bỏ lỡ 5 lợi ích tuyệt vời sau đây.

Theo khám phá của các chuyên gia từ nhãn hàng Cô Gái Hà Lan, năng lượng sữa được tạo nên từ sự kết hợp của 4 dưỡng chất canxi, phốt pho, vitamin B2 và B12. Ngoài những công dụng quen thuộc như giúp xương chắc khỏe (canxi và phốt pho), hỗ trợ chức năng hệ thần kinh, giảm mỏi cơ (vitamin B2 và B12), “bộ tứ” này đặc biệt có vai trò to lớn trong việc giải phóng năng lượng cho toàn cơ thể. Với “bộ tứ” này, năng lượng sữa từ Cô Gái Hà Lan Active 20+TM giúp cơ thể luôn năng động, mang lại những lợi ích tuyệt vời mà các gia đình không nên bỏ lỡ.

vietnamnet

Nạp năng lượng sữa từ Cô Gái Hà Lan Active 20+™ để

không bỏ lỡ những lợi ích tuyệt vời của lối sống năng độn

1. Giảm stress và sống vui hơn

Khi cơ thể vận động, não tiết ra endorphins và các hormone làm tinh thần thoải mái, từ đó giúp giảm stress gấp 10 lần so với khi không vận động. Vì thế, các hoạt động thể chất thường được xem là một trong những cách hiệu quả để giải tỏa căng thẳng và cân bằng cuộc sống. Điều này cực kì quan trọng, nhất là khi con người dường như ngày càng bận rộn và chịu nhiều áp lực hơn trong cuộc sống hiện đại.

2. Tăng gắn kết và hạnh phúc gia đình

Theo PGS. TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cùng vui chơi, tập luyện tạo nên bầu không khí thân tình, cởi mở để các thành viên chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm với nhau, từ đó giúp sợi dây gắn kết gia đình thêm bền chặt. Ngoài ra, duy trì đều đặn những hoạt động thể chất cùng nhau cũng tạo nên nếp sinh hoạt riêng của từng nhà.

vietnamnet

Không khí vui vẻ khi cùng nhau vận động giúp gia đình

gắn kết và hạnh phúc hơn

3. Gia đình khỏe mạnh, sống lâu hơn

Với mọi lứa tuổi, vận động mang lại nhiều lợi ích rõ rệt như củng cố hệ xương và cơ bắp, giúp ngủ ngon và sâu hơn… Ngoài ra, vận động thường xuyên chính là bí quyết để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, viêm khớp, đột quỵ… Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA), lối sống năng động làm giảm tỷ lệ tử vong sớm từ 9%-13%.

4. Giảm thời gian sử dụng thiết bị công nghệ

Những hoạt động thể chất thú vị cũng là một cách hiệu quả để “cai” thiết bị công nghệ vốn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý cho cả trẻ nhỏ lẫn người trưởng thành. Thay vì ngồi hàng giờ dán mắt vào màn hình điện thoại và máy tính bảng, vận động cùng nhau tạo điều kiện cho các thành viên chuyện trò và kết nối với nhau hơn.

5. Giúp trẻ học cách yêu thương và hòa nhập

Cũng theo PGS. TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn, vận động cùng người thân là cách tuyệt vời để trẻ biết yêu thương và chia sẻ. Những trẻ được sống trong gia đình năng động sẽ hòa nhập nhanh hơn mỗi khi bước vào môi trường mới. Bên cạnh đó, được tương tác với người khác thông qua vận động cũng là cơ hội giúp trẻ rèn luyện sự tự tin, học hỏi các kỹ năng mềm.

vietnamnet

Để hiểu hơn về lợi ích của lối sống năng động, mời bạn đọc theo dõi clip dưới đây:

Link: https://youtu.be/zHvyDKnmOHU>

Năng lượng sữa từ Cô Gái Hà Lan Active 20+™ với sự kết hợp của 4 dưỡng chất canxi, phốt pho, vitamin B2 và vitamin B12, giúp giải phóng năng lượng từ các dưỡng chất trong sữa vào cơ thể, giúp gia đình bạn năng động suốt ngày dài và tận hưởng thời gian hạnh phúc bên nhau.

vietnamnet


Thu Hằng