Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Tăng tuổi nghỉ hưu: Lương hưu Việt Nam quá thấp

- Chia sẻ với Góc nhìn thẳng về việc tăng tuổi nghỉ hưu, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân nhấn mạnh, lương hưu của ta quá thấp và sẽ phải tính tăng lên 4,5- 5 triệu đồng bình quân.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng

Việc tăng tuổi nghỉ hưu một lần nữa đang được các cơ quan quản lý nghiên cứu để đưa vào dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động, dự kiến sẽ trình Quốc hội vào năm tới 2017.

Vì sao cần thiết phải tăng tuổi nghỉ hưu? Vấn đề này có liên quan thế nào đến sức khoẻ của người lao động Việt Nam? Liệu nguyên nhân tăng tuổi nghỉ hưu có phải do vỡ Quỹ Hưu trí hay còn vì lý do nào khác?

Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet đã mời ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trao đổi về vấn đề này.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

hhhhhhhhhPlay

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông, câu đầu tiên xin hỏi ông, đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu có phải do vỡ Quỹ Hưu trí?

Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Tăng tuổi nghỉ hưu không phải là vấn đề mới. Như cảnh báo của các nhà nghiên cứu, tốc độ già hoá dân số ở nước ta đang tăng rất nhanh, tức tuổi thọ ngày nay tăng lên rất nhiều.

Trên thực tế, nguồn lao động của chúng ta, phụ nữ trên 55 tuổi, nam giới trên 60 tuổi, có rất nhiều người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm và có thể cống hiến tốt ở các công việc cụ thể.

Đặc biệt, đối với Quỹ Hưu trí, thời gian đóng quá ngắn, thời gian hưởng quá dài đã dẫn đến mất cân đối Quỹ này. Về mặt chính sách, chúng ta hoặc phải tăng mức đóng lên, hoặc phải giảm mức hưởng đi. Do vậy, nghiên cứu việc tăng đóng bằng cách kéo dài thời gian đóng cũng là vấn đề cần lưu ý.

Thêm vào đó, xu thế của các nước trên thế giới, người ta đều theo xu hướng do tuổi thọ tăng, đều phải kéo dài thời gian làm việc nhiều hơn, họ cũng phải thay đổi tuổi nghỉ hưu để làm sao sử dụng hiệu quả được lực lượng lao động, đặc biệt ở lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cáao.

Với bốn yếu tố đó, chúng ta cần phải đặt vấn đề này để nghiên cứu.

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông, cũng có ý kiến cho rằng, tăng tuổi nghỉ hưu làm mất cơ hội của người lao động trẻ, bởi lẽ, năng suất lao động ở độ tuổi cao sẽ bị suy giảm. Vậy, ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Một vấn đề bao giờ cũng hai mặt. Mặt thuận lợi là chúng ta có thể sử dụng tốt hơn những người lao động có kinh nghiệm. Nhưng mặt khác, chúng ta phải tính đến yếu tố sức khoẻ, khi tuổi tác nhiều hơn, vấn đề năng suất lao động và đặc biệt là tính đến sự ảnh hưởng đến thị trường lao động, khi có nhiều người đến độ tuổi lao động. Đây chính là những thách thức mà phải tính toán.

tuổi nghỉ hưu, tăng tuổi hưu, tăng tuổi nghỉ hưu, Phạm Minh Huân, hưởng lương hưu, mức lương hưu
ảnh: VietNamNet
Ở các nước, việc tăng tuổi nghỉ hưu là phải theo lộ trình. Ví dụ, ở ta, hôm nay tuổi nghỉ hưu là nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi mà mai, ta quy định đến 2017, nữ 60 tuổi, nam 62 tuổi chẳng hạn thì không phải. Phải có lộ trình, mỗi năm tăng dần vài tháng để đỡ bị ảnh hưởng. Các cơ quan liên quan sẽ phải tính toán bài toán này.

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông, tôi vẫn muốn hỏi sâu thêm việc mất cơ hội của người trẻ tuổi. Trong các cơ quan Nhà nước, cũng có hiện tượng gần đến lúc quy hoạch, bổ nhiệm chức vụ cán bộ thì người ta điều chỉnh độ tuổi theo xu hướng lùi độ tuổi xuống, trẻ hơn so với trước. Liệu việc tăng tuổi nghỉ hưu có ảnh hưởng gì đến việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ?

Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Tôi nghĩ hai vấn đề này là hai việc khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Trước hết, việc tăng tuổi nghỉ hưu là chúng tôi đang nghiên cứu trên bình diện chung của toàn bộ lực lượng lao động.

Còn công tác quy hoạch cán bộ, hay thay đổi tuổi, tôi nghĩ, trong lĩnh vực cán bộ phải giải quyết vấn đề này. Phải tính toán cân đối giữa năng lực cán bộ và quy hoạch cán bộ cho đồng bộ, nhất là khi mặt bằng xã hội với độ tuổi và thời gian làm việc kéo dài ra. Do vậy, việc quy hoạch cán bộ cũng phải dựa trên cái nền này để xem xét cho phù hợp.

Nhà báo Phạm Huyền: Vâng thưa ông, vậy việc tăng tuổi nghỉ hưu có giảm mức hưởng lương hưu hay không?

Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Thực ra hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã có một bước điều chỉnh. Chúng tôi quan niệm đang trong quá trình cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Mức đóng hiện nay của chúng ta là 32,5% tiền lương, thu nhập.

Về vấn đề hưởng, trong Luật cũ, mức tối đa hưởng bảo hiểm là 75% mức tiền lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội. Đây là mức cao trên thế giới. Ở các nước trên thế giới, mức bình quân hưởng lương hưu chỉ từ 40-60%.

Nhưng do nền lương của chúng ta thấp nên mức đóng tuy là 75% thì mức lương tuyệt đối được hưởng cũng rất là thấp. Cho nên, có sự điều chỉnh trong phần hưởng. Ví dụ, trước đây tham gia bảo hiểm xã hội, nam giới là 30 năm, nữ giới là 25 năm thì đã được hưởng lương hưu tối đa 75% nhưng bây giờ, muốn được mức tối đa này thì nam giới phải là 35 năm, nữ giới phải là 30 năm.

Nhà báo Phạm Huyền:Ông có thể cho biết thêm, một cán bộ cấp cao công tác trong cơ quan Nhà nước có thể được hưởng mức lương hưu cao nhất là bao nhiêu?

Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Người cao nhất, tôi ví dụ như bây giờ, lương Bộ trưởng là 13 triệu đồng. Các vị này đều làm việc nhiều hơn 35 năm nên các vị này sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa. Vậy thì, nếu lấy 13 triệu là số tròn nhân với 75% thì sẽ ra mức lương hưu cao tối đa là bao nhiêu.

Nhưng cái chúng tôi quan tâm nhất là những người đang hưởng lương hưu thấp. Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mức lương hưu của chúng ta hiện nay rất thấp, bình quân khoảng 3,8 triệu, tính cả lực lượng vũ trang. Nếu tách riêng lực lượng này ra thì mức lương hưu của khu vực bên ngoài rất thấp chỉ còn 3,4- 3,5 triệu đồng/tháng.

Chúng tôi đang tính chính sách tăng lương hưu lên một chút, thay vì 3,4- 3,5 triệu đồng thì tăng lên 4,5- 5 triệu đồng/tháng bình quân. Muốn vậy, phải tăng phần đóng lên.

Nhà báo Phạm Huyền: Vậy xin hỏi ông câu cuối, việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ, tâm lý người lao động Việt Nam?

Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Đương nhiên, về mặt tâm lý, chúng ta phải chuẩn bị và bản thân người lao động cần chuẩn bị. Còn về sức khoẻ, rõ ràng, thể chất người Việt Nam so với khu vực không phải là tốt lắm.

Chính vì thế, ở các nước, người ta có thể tăng tuổi nghỉ hưu lên 65 tuổi. Phương án cụ thể thì chúng tôi hiện chưa tính toán nhưng nhiều chuyên gia góp ý cũng cho rằng, trước mắt, nam giới thay vì về hưu lúc 60 tuổi thì có thể là 62 tuổi, nữ giới có thể đang từ 55 tăng lên 58 tuổi. Sau này, khi điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam tốt lên, thể chất người Việt Nam tốt lên thì có thể, chúng ta sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu lên nữa.

Nhà báo Phạm Huyền:Xin cảm ơn ông!

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền- Diệu Bình

Clip: Xuân Quý- Đức Yên- Bạt Tuấn

Email chương trình: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Tin khác:

Giá xăng gánh quá nhiều thuế phí là bất hợp lý
Bộ trưởng Giáo dục: "Đừng quá căng thẳng về thi và điểm"
Xổ số- cờ bạc hay trò chơi giải trí?
Á hậu Thụy Vân thấy buồn khi hoa hậu bị chê
Nhà khoa học nói gì trước băn khoăn "được cả thép lẫn cá"?
Vụ trung tâm hành chính nghìn tỷ: Phải đền bù ngân sách

Tiếc cho hoa hậu Phương Nga khi ký hợp đồng nô lệ tình dục

- "Tôi muốn gọi đây là hợp đồng nô lệ tình dục... Tôi tiếc cho cô ấy", TS Khuất Thu Hồng chia sẻ với Góc nhìn thẳng về vụ hợp đồng tình ái 16,5 tỷ của hoa hậu Trương Hồ Phương Nga.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng

Câu chuyện "hợp đồng tình ái" trong vụ việc đại gia tố cáo hoa hậu Trương Hồ Phương Nga lừa đảo tiền tỷ đang trở thành điểm nóng gây tranh cãi trong dư luận vài ngày qua. Thực hư ra sao còn phải chờ kết quả điều tra của cơ quan chức năng song thông tin này cũng đã đặt ra nhiều vấn đề đáng lưu tâm về một hiện tượng trong xã hội cũng như về góc độ pháp lý.

Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo điện tử VietNamNet mời quý vị theo dõi cuộc trao đổi với TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) về câu chuyện này.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

hợp đồng tình ái
Play

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa bà, trong xã hội hiện nay, bà có nghĩ là có phổ biến những sự đổi tình lấy tiền được ký kết như một hợp đồng kinh tế dân sự với đầy đủ các điều khoản, quy định của bên bán bên mua?

TS Khuất Thu Hồng: Những thoả thuận tình- tiền là có thật, nhưng mức độ phổ biến như thế nào thì có lẽ khó mà biết được. Chúng ta chỉ biết được chỉ khi các vụ việc vỡ lở, một bên hoặc cả hai bên đều vi phạm những thoả ước với nhau, cãi cọ rồi đưa nhau ra toà... thì lúc đó, xã hội mới biết có những thoả thuận tình- tiền như vậy.

Nhưng có lẽ, một điều mà ai cũng biết rằng, những thoả thuận tình- tiền như vậy bây giờ dường như ngày càng nhiều hơn.

Nhà báo Phạm Huyền:Trở lại câu chuyện về hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, giả dụ hợp đồng tình ái có thật thì theo bà nó có giá trị pháp lý hay không theo quy định của Việt Nam?

TS Khuất Thu Hồng: Căn cứ theo Điều 122 của Bộ Luật Dân sự 2005, hợp đồng giữa Trương Hồ Phương Nga và ông Cao Toàn Mỹ, nếu có thật thì cũng sẽ không có giá trị pháp lý. Vì sao? Bởi vì, căn cứ theo điều này, hợp đồng này đã vi phạm những quy định về pháp luật.

Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, Trương Hồ Phương Nga, hợp đồng tình ái 16,5 tỷ, Cao Toàn Mỹ, hợp đồng tình ái, hoa hậu lừa đảo
TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội đang trao đổi với Góc nhìn thẳng (ảnh: VietNamNet)

Cụ thể, ông Cao Toàn Mỹ đã có gia đình, đang chung sống trong tình trạng có hôn nhân. Ngoài ra, nó còn vi phạm những quy tắc ứng xử, đạo đức con người trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Tuy nhiên, nếu hợp đồng đó quả thật có tồn tại giữa hai người thì nó sẽ phải là cơ sở để Toà án xem xét đi đến luận tội việc Trương Hồ Phương Nga có lừa đảo, chiếm đoạt tài sản như là bị ông Cao Toàn Mỹ tố cáo hay không?

Nếu thực sự có một hợp đồng như vậy thì câu chuyện này, tôi nghĩ là Toà sẽ phải xem xét theo một cách khác. Như vậy, nó mới thực sự là công bằng, do dù hợp đồng đó vi phạm cả về quy định về pháp luật và đạo đức xã hội.

Nhà báo Phạm Huyền: Nếu gọi đây là một thỏa thuận, dù là thoả thuận miệng hay giấy viết tay thì thứ mà người ta bán- mua là tình cảm và quan hệ xác thịt, là tình dục. Vậy thì làm sao phân biệt được giữa việc coi đó là mua bán dâm trái phép hay lừa đảo tội chiếm đoạt tài sản công dân?

TS Khuất Thu Hồng: Tôi nghĩ là khó có thể coi thoả thuận này là một hành vi chiếm đoạt tài sản côgn dân, nếu thực sự có một hợp đồng, hay thoả thuận như vậy. Tại vì, hợp đồng đó được hai người thảo ra trên cơ sở thống nhất các điều khoản.

Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, Trương Hồ Phương Nga, hợp đồng tình ái 16,5 tỷ, Cao Toàn Mỹ, hợp đồng tình ái, hoa hậu lừa đảo
Tiếc cho hoa hậu Trương Hồ Phương Nga khi ký hợp đồng nô ệ tình dục (ảnh: theo VNN)

Tôi cũng không coi đó là một hợp đồng liên quan đến chuyện mua bán dâm. Thông thường, những thoả thuận mua bán dâm là một lần, nó không tước đi những sự tự do của người cung cấp dịch vụ. Nhưng ở đây, hợp đồng kéo dài 7 năm, có những quy định vô cùng cụ thể ràng buộc tự do của người phụ nữ.

Tôi muốn gọi đây là một hợp đồng nô lệ tình dục, vi phạm quyền con người nữa.

Đây là một bài học rất lớn cho những người phụ nữ, nhất là phụ nữ trẻ. Thực ra, đây là câu chuyện rất buồn và đáng tiếc. Một nhân vật mà tôi nghĩ rằng, lẽ ra đã có một tương lai sáng lạn như Trương Hồ Phương Nga, tôi rất tiếc cho cô ấy.

Nhà báo Phạm Huyền: Tôi biết bà từng bày tỏ quan điểm nên cho phép hành vi bán dâm là một nghề hợp pháp. Thế thì khi đó, có lẽ những hợp đồng tình ái sẽ được thừa nhận trước pháp luật?

TS Khuất Thu Hồng: Nếu một xã hội chấp nhận coi mại dâm là một công việc thì các thoả thuận, mua bán trao đổi tình dục để lấy tiền hay lấy một giá trị vật chất nào khác là giữa hai con người tự nguyện với nhau. Ngoài ra, nó cũng phải dựa trên điều kiện cả hai người không được vi phạm các quy định pháp luật liên quan. Ví dụ, hai người đó không có gia đình chẳng hạn.

Nhà báo Phạm Huyền: Xin cảm ơn bà!

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Clip: Xuân Quý- Bạt Tuấn- Huy Phúc

email chương trình: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Các tin khác:

Tăng tuổi nghỉ hưu: Lương hưu Việt Nam quá thấp
Giá xăng gánh quá nhiều thuế phí là bất hợp lý
Bộ trưởng Giáo dục: "Đừng quá căng thẳng về thi và điểm"
Xổ số- cờ bạc hay trò chơi giải trí?

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Giá xăng gánh quá nhiều thuế phí là bất hợp lý

- "Hội nhập gì tưởng để rẻ hơn, nhưng mà cuối cùng, hội nhập rồi, giá không hề rẻ đi, không thấp đi mà còn cao hơn", Chủ tịch Hiệp hội vận tải Tp Hà Nội nói ngay sau khi giá xăng tăng mạnh với Góc nhìn thẳng.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng

Giá xăng dầu ở Việt Nam đã có thêm một đợt điều chỉnh tăng mới. Với mức hơn 16.000 đồng/lít, giá xăng hiện nay đang ngang với mức giá của năm 2010, thấp hơn mức giá năm 2011-2012. Tuy nhiên, với người tiêu dùng, đây vẫn là một mức giá không hề rẻ khi cơ cấu thuế phí chiếm tới 50%.

Vì sao lại có nghịch lý này và cần phải làm gì để thị trường xăng dầu có sự công bằng cho người tiêu dùng nhưng đảm bảo quyền lợi của Nhà nước và doanh nghiệp?

Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet đã cuộc trao đổi với ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội ngay sau khi thị trường xăng dầu có đợt tăng giá mới.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

giá xăng
Play

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông, trong một lít xăng, dầu hiện nay gánh tới 50% thuế phí và mới đây, với việc điều chỉnh cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt, cơ cấu thuế phí còn chiếm tỷ trọng cao hơn, chi phí đội thêm mỗi lít xăng khoảng 200 đồng/lít. Ông cảm thấy thế nào về tính hợp lý của cơ cấu thuế phí trong mặt hàng xăng dầu Việt Nam?

Ông Bùi Danh Liên: Về phía các đơn vị vận tải, chúng tôi rất bất ngờ khi thấy tỷ lệ thuế, phí trong giá xăng dầu cao như thế. Chúng tôi thấy rằng, thuế, phí là một nguồn thu của Nhà nước nhưng tôi cho rằng, nếu chọn xăng dầu là một nguồn thu đầy đủ, bù đắp cho ngân sách Nhà nước thì thật không hợp lý.

Nếu như, Nhà nước có thể đánh thuế cao vào những mặt hàng không thiết thực trong đời sống như mỹ phẩm, các loại ô tô, đặc biệt là ô tô "xịn" (xe sáng), hay rượu bia chẳng hạn thì khác. Nhưng thuế, phí xăng dầu thì khác, nó tác động tới đời sống từ nông thôn đến thành thị, tác động đến toàn xã hội.

Tôi nghĩ rằng, cơ quan Nhà nước cần cẩn trọng xem xét lại các mức thuế phí xăng dầu, cần nghiên cứu kỹ hơn các mặt tác động, nhất là tác động tiêu cực của việc nâng phí, thuế xăng dầu lên.

Nhà báo Phạm Huyền:Ông nghĩ sao khi gần đây, có nhiều thông tin cho thấy, giá xăng ở Mỹ luôn thấp hơn ở Việt Nam? Đầu năm, giá xăng của Mỹ chỉ 2.800 đồng/lít. Cập nhật mới nhất, giá xăng trung bình ở Mỹ khoảng 13.000 đồng/lít, trong khi giá xăng ở Việt Nam hơn 16.000 đồng/lít.

Ông Bùi Danh Liên: Điều đó không bất ngờ, vì nước Mỹ sản xuất ra xăng dầu và họ lọc được xăng dầu. Còn chúng ta, hầu hết là chỉ sản xuất dầu thô, bán đi nơi khác rồi lại nhập về. Rõ ràng, giá xăng dầu ở Mỹ rẻ hơn ở Việt Nam là điều chính đáng.

Nhưng chỉ có điều, Việt Nam mua về đã đắt rồi, ta lại tống vào đó rất nhiều loại thuế, phí làm cho nó cao lên thì tôi cho, nó là điều chưa phù hợp.

giá xăng tăng, giá xăng tăng mạnh, giá xăng tăng 16.000 đồng/lít, giá xăng hôm nay, thuế phí xăng dầu
Giá xăng ở VN gánh quá nhiều thuế phí (ảnh: theo Petrolimex)

Nhà báo Phạm Huyền:Vâng, và kể cả khi chúng ta có nhà máy lọc dầu thì chúng ta lại phải bù lỗ nữa! Thưa ông, xin hỏi ông thêm một câu, từ năm 2015 và đặt biệt là năm nay, 2016, với việc hạ hàng rào thuế quan trong các cam kết hội nhập ASEAN hay với Hàn Quốc, Trung Quốc, thuế nhập khẩu xăng dầu đã giảm rất thấp. Nhưng bù lại, chúng ta lại tăng thuế nội địa như thuế bảo vệ môi trường hay gần đầy là tính thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo ông, phải làm gì để người dân, DN thực sự được hưởng một mức giá xăng dầu hợp lý, rẻ, phù hợp với nhu cầu?

Ông Bùi Danh Liên: Chúng ta phải có giải pháp làm thế nào để kiềm chế giá xăng dầu. Bây giờ hội nhập, mọi người dân, doanh nghiệp đang hi vọng là giá cả thị trường sẽ hạ xuống. Nhưng bây giờ, giá cả thị trường lại đội lên, đặc biệt là giá xăng dầu tác động đến thị trường rất lớn. Cho nên, có lẽ, thông tin này làm cho chúng tôi cảm thấy, nói một cách nặng nề là rất thất vọng.

Chúng tôi thất vọng về việc là, Nhà nước luôn tuyên truyền là hội nhập, ta được hưởng giá cả nhập khẩu rẻ nhưng giờ, ta lại làm thuế nội địa cao lên để cân bằng. Như vậy thì không phù hợp. Lòng tin của người dân vào hội nhập sẽ giảm đi.

Hội nhập gì tưởng để rẻ hơn, nhưng mà cuối cùng, hội nhập rồi, giá không hề rẻ đi, không thấp đi mà còn cao hơn.

Chúng tôi nghĩ rằng, các nhà quản lý cần nghiêm túc xem xét lại.

Nhà báo Phạm Huyền: Là đại diện cho các doanh nghiệp vận tải, ông cảm thấy thế nào về sức chịu đựng của cộng đồng doanh nghiệp trong một môi trường kinh doanh đanh gánh thuế phí, giá xăng dầu tăng cao, phí BOT cũng cao?

Ông Bùi Danh Liên: Việc kinh doanh thì vẫn phải tồn tại và phát triển nhưng nó đang phát triển không đành hoàng. Nó phải tìm cách để tồn tại, ví dụ như họ chạy xe vòng vo để bắt khách dọc đường, họ cải tạo thùng xe để chở hành lý, để bù vào các khoản thuế phí tăng lên đó. Nói cách khác, ngành vận tải phải oằn lưng để chịu đựng.

Tôi thấy rất buồn cười. Vừa rồi, Bộ GTVT có văn bản chỉ đạo giảm giá cước vận tải. Nói thì cứ nói, nhưng làm thì không làm được đâu. Vì anh không có cách gì để giảm giá cước vận tải nếu như thuế phí, giá xăng dầu, phí BOT không giảm.

Chúng tôi thấy rằng, nói thì cứ nói vui thế thôi, chứ còn thực hiện không được đâu. Nếu có giảm cái này thì họ sẽ lại tăng cái khác để bù lại.

Xin cảm ơn ông!

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền- Diệu Bình

Clip: Đức Yên, Xuân Quý, Thúy Hồng, Bạt Tuấn

Tin bài khác:

Xổ số- cờ bạc hay trò chơi giải trí?
Bộ trưởng Giáo dục: "Đừng quá căng thẳng về thi và điểm"
Nhà khoa học nói gì trước băn khoăn "được cả thép lẫn cá"?
Trực tuyến: "Làm thế nào được cả thép và cá?"
Trực tuyến: Có nên nói không với Pokemon Go?

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Lãi vài trăm triệu, tiếp viên hàng không "chăm" buôn lậu vàng

- Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu lý giải với Góc nhìn thẳng, nhiều vụ buôn lậu vàng qua đường hàng không đều liên quan đến tiếp viên và tổ lái. Mức lãi có thể lên tới vài trăm triệu/chuyến.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng
Vụ việc tiếp viên hàng không móc nối với thợ máy buôn lậu vàng 3kg sang Hàn Quốc một lần nữa dấy lên tình trạng đáng ngại về buôn lậu vàng qua đường hàng không. Vì sao lại có xu hướng gia tăng hiện tượng này và liệu ở đây có hình thành một đường dây buôn lậu vàng xuyên quốc gia?

Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo điện tử VietNamnet có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan về vấn đề này.

Theo dõi cuộc trao đổi tại clip dưới đây:

buôn lậu vàng
Play

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông, từ vụ việc buôn lậu 3kg trên chuyến bay Việt Nam đi Hàn Quốc được phát hiện, xin ông cho biết, thực trạng tình hình buôn lậu vàng qua đường hàng không hiện nay như thế nào, có xu hướng gia tăng hay không?

Ông Nguyễn Văn Thọ: Qua một số vụ việc buôn lậu vàng được bắt giữ thời gian gần đây, có thể nói, vụ bắt giữ 2 đối tượng buôn vàng sang Hàn Quốc hôm 27/7 với số lượng 3kg là vụ việc có giá trị tương đối lớn.

Thực tế, tình hình buôn lậu vàng trên tuyến hàng không thường gia tăng khi có sự chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế. Có thể, giá nước ngoài thấp hơn giá ở Việt Nam thì xuất hiện việc vận chuyển trái phép vào Việt Nam, ngược lại, khi giá nước ngoài cao hơn giá trong nước thì có việc vận chuyển trái phép vàng từ trong nước ra nước ngoài.

Chỉ khi có chênh lệch giá thì việc buôn lậu vàng mới xảy ra, do vậy, chưa thể khẳng định có sự gia tăng hoạt động buôn lậu vàng.

Nhà báo Phạm Huyền:Qua công tác điều tra của Cục, ông lý giải thế nào về mức lợi nhuận mà các đối tượng này có thể thu được từ việc buôn lậu vàng như vậy? Nhiều ý kiến cho rằng, buôn lậu vàng lãi đậm.

Ông Nguyễn Văn Thọ: Trên thực tế, có thời điểm giá vàng giữa Việt Nam và một số nước chênh lệch lớn, từ 1-2 triệu đồng/lượng. Với số lượng vận chuyển vàng từ 3-8kg và với chênh lệch như vậy, số tiền lợi nhuận thu được từ buôn lậu vàng có thể lên tới vài trăm triệu đồng mỗi chuyến. Trong khi đó, việc buôn vàng như vậy là gọn nhẹ, dễ vận chuyển.

Nhà báo Phạm Huyền: Nhiều ý kiến lo ngại ở Việt Nam đang hình thành một đường dây buôn vàng xuyên quốc gia qua đường hàng không, các đối tượng móc nối với nhân viên các hãng bay để vận chuyển trái phép. Ông nghĩ sao về điều này?

Ông Nguyễn Văn Thọ: Các vụ bắt giữ của các cơ quan thực thi pháp luật nước ngoài hay Việt Nam, cơ bản đều liên quan đến nhân viên hàng không, đặc biệt là tiếp viên và tổ lái. Gần đây, năm 2015, cơ quan chức năng của Hàn Quốc đã băt giữ vụ buôn 6kg và vừa mới đây, cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện vụ buôn 3kg vàng, đều liên quan đến thị trường Hàn Quốc.

Về việc này, trên thực tế, các đối tượng buôn lậu hay lợi dụng đối tượng thường xuyên đi từ Việt Nam ra nước ngoài, những người này có điều kiện, cơ hội vận chuyển hàng hoá qua cửa khẩu, sang nước thứ 3.

Tuy nhiên, việc có hay không một đường dây buôn vàng xuyên quốc gia hay không thì hiện, chưa đủ cơ sở để kết luận, đánh giá. Tuy nhiên, qua vụ việc bắt giữ hôm 27/7 vừa rồi, các cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra, xác minh từng tổ chức cá nhân có liên quan, từ đó, sẽ có cơ sở kết luận có hay không đường dây buôn lậu vàng xuyên quốc gia.

Nhà báo Phạm Huyền: Có thể nói, hầu hết các vụ việc buôn lậu vàng bị phát hiện đều từ phía nước ngoài, như vụ việc tiếp viên hàng không mang 6 kg từ Việt Nam sang Hàn Quốc chỉ được phát hiện khi làm thủ tục nhập cảnh ở Hàn Quốc. Ông có lý giải ra sao khi một số lượng vàng lớn như vậy lại bị lọt qua hệ thống soi chiếu ở an ninh sân bay Việt Nam?

Ông Nguyễn Văn Thọ: Việc vận chuyển trót lọt một lượng lớn vàng như vậy mà cơ quan chức năng ở Việt Nam không phát hiện ra, mà sang tới tới Hàn Quốc mới phát hiện ra, thì cho thấy bộc lộ, cơ quan chức năng có một số điểm yếu cần khắc phục.

Thứ hai, tôi không loại trừ có một số nhân viên làm việc tại cụm cảng hàng không được móc nối để tham gia.

Nhà báo Phạm Huyền:Sau nhiều vụ việc được phát hiện, chúng ta cần có các giải pháp, nâng cao chế tài ra sao để ngăn ngừa tình trạng này?

Ông Nguyễn Văn Thọ: Theo tôi, để hạn chế tình trạng này, việc đầu tiên các cơ quan chức năng ở cụm cảng hàng không cần phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, cần phải rà soát lại quy trình, kiểm tra giám sát trên sân bay.

Bản thân các cơ quan chức năng trên sân bay cũng phải tổ chức giáo dục, tuyên truyền cán bộ nhân viên của mình chấp hành pháp luật, không tiếp tay cho đối tượng đi qua cửa khẩu hàng không.

Phần nữa, giữa các cơ quan chức năng ở cụm cảng hàng không, cần có sự phối hợp chia sẻ thông tin về từng lĩnh vực, hành khách và hàng hoá.

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Clip: Xuân Quý, Huy Phúc

Tin liên quan:

Không quản nổi dự án thế chấp là tự hại nhau
Siêu Uỷ ban cần 600 chuyên gia giỏi, tiền đâu?
EVN lên tiếng về hóa đơn tiền điện tăng vọt
Không công nhận phán quyết, Trung Quốc càng bất lợi
Lãng phí xe công và trách nhiệm người sử dụng
Giá vàng sẽ lên 40 triệu đồng/lượng?


Chống tin tặc, hàng không loại bỏ thiết bị uy hiếp an toàn bay

- Tất cả các thiết bị tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an toàn bay sẽ được loại bỏ, Cục trưởng Cục Hàng không. ông Lại Xuân Thanh chia sẻ với Góc nhìn thẳng sau vụ tin tặc tấn công sân bay vừa qua.

Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳng

Sự cố tin tặc tấn công hệ thống thông tin kỹ thuật hàng không tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất hôm 29/7 đã khiến hàng loạt chuyến bay phải lùi giờ. Dù đã nhanh chóng được cơ quan chức năng khắc phục xong, hiện nhiều người dân vẫn lo ngại về vấn đề an toàn bay.

Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam xoay quanh vấn đề này.

Theo dõi cuộc trao đổi tại clip dưới đây:

tin tặc
Play


Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, xin ông cho biết về mức độ tác động cụ thể tới ngành hàng không sau sự cố tin tắc tấn công vừa rồi?

Ông Lại Xuân Thanh: Như các bạn cũng đã biết, ngày 29/7 vừa qua, tin tặc tấn công vào hệ thống thông tin của cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Tin tặc đã tấn công vào hệ thống làm thủ tục chuyến bay cho hành khách, hệ thống thông báo thông tin về chuyến bay cho hành khách, kể cả hệ thống thông tin của các hãng hàng không.

Sự tấn công này đã làm dừng hoạt động các hệ thống đó, làm ảnh hưởng tới hơn 100 chuyến bay. Ngành hàng không phải chuyển sang kế hoạch ứng phó khẩn cấp, từ hệ thống làm thủ tục tự động bằng máy tính sang làm thủ tục thủ công bằng tay, làm cho hàng chục chuyến bay bị chậm giờ do kéo dài thời gian làm thủ tục.

Nhà báo Phạm Huyền: Hơn 400.000 hành khách đã bị rò rỉ thông tin. Vậy, xin ông cho biết ngành hàng không đã khắc phục sự cố và xử lý ra sao?

Ông Lại Xuân Thanh: Đối với ngành hàng không, các thông tin về hành khách cũng là một trong các nội dung cần bảo mật. Vừa qua, tin tặc tấn công làm rò rỉ thông tin hành khách của các hãng hàng không. Việc bảo mật các thông tin này cũng là nằm trong hệ thống bảo mật, bảo vệ của các hệ thống thông tin nói chung... Tuy nhiên, đến hiện nay, sự cố này cơ bản đã được khắc phục.

Tin tặc tấn công sân bay, tin tặc tấn công hàng không, hacker Trung Quốc tấn công, sự cố tin tặc, uy hiếp an toàn bay, tin tặc tấn công Vietnam Airline, tin tặc tấn công VietJet
Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh trả lời phỏng vấn của báo VietNamnet
(ảnh: VietnamNet)

Các cơ quan chức năng đã có những chỉ đạo hết sức cụ thể, mới nhất là Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông, những chỉ đạo của Uỷ ban An ninh hàng không quốc gia, của Bộ Giao thông vận tải... về rà soát, tăng cường các biện pháp bảo mật bảo vệ.

Ở đây, có hai hệ thống, thứ nhất là các hãng hàng không đang quản lý khai thác hệ thống thông tin đó thì phải rà soát, tăng cường bảo mật bằng công nghệ tiên tiến. Thứ hai là phải rà soát và nâng cao ý thức của nhân viên, cán bộ liên quan trực tiếp đến hệ thống thông tin trong vấn đề bảo mật, đặc biệt là thực hiện nghiêm các quy chế nội bộ liên quan vấn đề này.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng đang phối hợp chặt chẽ với ngành hàng không để có chỉ đạo cần thiết, bao gồm cả viẹc nâng cấp hệ thống bảo mật, bảo vệ, phòng ngừa sự xâm nhập của tin tặc, phòng ngừa cả hành vi cố ý phá hoại hay hành vi vô ý làm ảnh hưởng đến vấn đề bảo mật thông tin hàng không.

Nhà báo Phạm Huyền: Tới thời điểm này, liệu các hành khách khi đi máy bay nếu đăng ký mua vé online liệu đã thực sự được đảm bảo an toàn hay chưa?

Ông Lại Xuân Thanh: Rõ ràng, chúng ta không thể rời bỏ được hệ thống thông tin kết nối qua mạng trong việc phục vụ hành khách và những thông tin của hành khách vẫn phải cần để phục vụ cho việc đặt giữ chỗ, mua vé.

Trách nhiệm bảo mật này thuộc về các hãng hàng không nói riêng và ngành hàng không nói chung, là trách nhiệm hết sức lớn. Tuy nhiên, việc rò rỉ thông tin của hành khách là nằm trong hệ thống thông tin bị tin tặc tấn công nên giải pháp ở đây là giải pháp chung.

Nhà báo Phạm Huyền:Người dân đặc biệt lo ngại đến vấn đề an toàn bay. Xin ông cho biết, sự cố tin tặc ảnh hưởng đến hệ thống điều hành bay hay không và sau sự cố tin tặc này, ngành hàng không sẽ cải tạo, nâng cấp, tăng cường hệ thống này như thế nào?

Ông Lại Xuân Thanh: Tôi khẳng định là vụ tin tặc tấn công vừa rồi hoàn toàn không ảnh hưởng đến hệ thống khai thác tàu bay, an toàn bay. Đây là hệ thống độc lập, được bảo vệ bảo mật nghiêm ngặt. Sự cố vừa rồi hoàn toàn không uy hiếm an toàn bay.

Tất nhiên, sau sự cố này, phía doanh nghiệp cũng đang phối hợp để triển khai các giải pháp bảo mật bảo vệ thông tin. An toàn bay là ưu tiên hàng đầu, là yêu cầu cốt lõi của ngành hàng không.

Chúng tôi tiếp tục phối hợp với cả các doanh nghiệp sản xuất các hệ thống trang thiết bị để làm sao, loại bỏ tuyệt đối các nguy cơ, khả năng có thể uy hiếp vào hệ thống cốt lõi về an toàn bay. Đó là hệ thống khai thác tàu bay và hệ thống điều hành bay.

VietNamNet

(Thực hiện: Phạm Huyền; Clip: Xuân Quý, Bạt Tuấn)

Tin khác:

Lãi vài trăm triệu, tiếp viên hàng không "chăm" buôn lậu vàng
Không quản nổi dự án thế chấp là tự hại nhau
Siêu Uỷ ban cần 600 chuyên gia giỏi, tiền đâu?
EVN lên tiếng về hóa đơn tiền điện tăng vọt
Không công nhận phán quyết, Trung Quốc càng bất lợi
NSƯT Chí Trung: "Ronaldo hiếu thắng, Bồ Đào Nha sẽ xưng vương"

Ăn gì cũng chết, người Việt mắc ung thư nhanh nhất thế giới

- GS.TS Nguyễn Bá Đức, PCT Hội Ung thư Việt Nam nói với Góc nhìn thẳng về mối lo Việt Nam đang tăng ung thư nhanh nhất thế giới mà nguyên nhân chính từ việc "ăn gì cũng chết".

Xem thêm chuyên mục GÓC NHÌN THẲNG
15 năm qua, số người mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đã tăng gấp đôi (từ 69.000 ca lên 150.000 ca) và dự kiến trong 5 năm tới, mỗi năm sẽ có 200.000 ca mắc mới bệnh ung thư. Điều lo ngại này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nêu rõ khi thuyết minh về chương trình giám sát chuyên đề an toàn thực phẩm sẽ thực hiện vào năm 2017.

Chúng ta sẽ đối diện ra sao với hiện trạng này?

Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet trao đổi với GS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện K về vấn đề này.

Theo dõi cuộc trao đổi tại clip dưới đây:

ung thư
Play

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông, ông có lý giải thế nào về tốc độ tăng số người mắc bệnh ung thư đến chóng mặt ở Việt Nam như vậy?

GS.TS Nguyễn Bá Đức: Nói về ung thư thì có rất nhiều nguyên nhân. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, 80% nguyên nhân sinh ra ung thư là từ môi trường bên ngoài.

Ở Việt Nam, đúng là có hiện tượng tăng bệnh ung thư rất nhanh. Những năm 1990, chúng tôi thấy, số lượng người mắc bệnh này còn rất thấp, khoảng 70.000 người trong một năm, nhưng đến năm 2010-2015, con số này mỗi năm đã là 150.000 người.

Dự báo đến năm 2020, tức 4-5 năm nữa thôi, sẽ có 200.000 người mắc ung thư mới mỗi năm. Cộng với số người đã mắc bệnh ung thư đang điều trị và số người đã khỏi bệnh ung thư rồi thì tỷ lệ mắc bệnh này ở Việt Nam còn cao hơn rất nhiều.

Nói Việt Nam sẽ là nước có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất thế giới không hẳn là chính xác, mà có lẽ, phải nói là Việt Nam có tốc độ tăng các ca mắc ung thư vào loại nhanh nhất thế giới thì đúng hơn.

Nếu chúng ta tác động vào các nguyên nhân sinh ung thư thì sẽ giảm được tỷ lệ mắc ung thư mới, trong đó, có vấn đề an toàn thực phẩm và thuốc lá.

Nhà báo Phạm Huyền:Vâng, thưa ông, tới 80% nguyên nhân gây ung thư là từ môi trường bên ngoài. Và vừa qua, những vụ việc thực phẩm bẩn độc liên tục bị phát hiện. Người dân có thể làm gì để thoát khỏi hiểm hoạ mắc ung thư hiển hiện hàng ngày như vậy?

GS.TS Nguyễn Bá Đức: Ưu tiên hàng đầu là phải làm sao phòng bệnh đã, giảm được tỷ lệ mắc. Muốn vậy, phải ngăn chặn được tác nhân gây ung thư. Muốn chữa tốt thì phải làm sao phát hiện được bệnh sớm.

Thế thì, về việc ngăn chặn bệnh, các tác nhân sinh ung thư ở chúng ta đã được phát hiện nhiều, đặc biệt là thuốc lá. Vậy thì, phải làm tốt hơn nữa công tác phòng chống tác hại thuốc lá.

Thứ hai là vấn đề an toàn thực phẩm, vừa qua đã làm nóng trong nhân dân và nghị trường Quốc hội. Phải nói là, thực phẩm của chúng ta không an toàn nhiều quá.

thựa phẩm bẩn, thực phẩm độc, GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó CT Hội Ung thư Việt Nam, người Việt mắc ung thư, tỷ lệ ung thu ở Việt Nam, ăn gì cũng chết
GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam trả lời chương trình Góc nhìn thẳng, báo VietNamNet (ảnh: VietNamNet)

Chúng ta thấy rằng, giờ đây, người dân còn nói, không biết ăn gì, ăn gì cũng chết. Có những câu nói hài hước, bi quan, thôi thì ăn thì chết về sau, không ăn thì sẽ chết ngay bây giờ, thôi thì... cứ ăn. Đó là một thực trạng. Ta phải làm tốt hơn nữa công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhiều người cũng đã nói, người Việt Nam chúng ta đang đầu độc lẫn nhau. Đạo đức xã hội đang có vấn đề nghiêm trọng, người ta không thấy được hiểm hoạ chung cho cộng đồng, trong đó, có chính bản thân mình mà chỉ thấy cái lợi trước mắt. Xã hội phải lên tiếng mạnh hơn nữa, phải có biện pháp quyết liệt hơn nữa, thay đổi được quan điểm vì lợi ích cá nhân mà bất chấp sức khoẻ cộng đồng và nguy hại cho xã hội.

Nhà báo Phạm Huyền: Hiện nay, có các bộ liên quan đến lĩnh vực này như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên môi trường... Ông nghĩ sao về trách nhiệm của các bộ này khi để người dân phải sống bất an với các hiểm hoạ khôn lường như vậy?

GS.TS Nguyễn Bá Đức: Bộ Y tế là Bộ quản lý về sức khoẻ nhưng thường là phần ngọn. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có vai trò rất quan trọng, vì vấn đề lương thực, thực phẩm độc hại phải được quản lý tốt hơn nữa. Còn khi lên tới bàn ăn rồi thì rất khó.

Hay Bộ Tài nguyên môi trường cũng vậy với tình trạng xả thải những chất gây ô nhiễm ra môi trường, cũng phải có trách nhiệm làm tốt hơn nữa...

Song, phải kể đến Bộ Giáo dục và đào tạo nữa. Chúng ta phải giáo dục từ khi là một đứa trẻ con, biết tự trọng, biết tôn trọng luật pháp và giữ gìn sức khoẻ cộng đồng.

Cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm chung thì tôi nghĩ, đó là Chính phủ. Tuy nhiên, vừa rồi ta nói đến chuyện người Việt Nam đang tự đầu độc lẫn nhau. Thế thì, nếu các Bộ dù có chính sách tốt nhưng không chuyển được thành hành động, đến từng người dân, từng gia đình phải có ý thức phòng bệnh giữ gìn cho tương lai, cho giống nói dân tộc thì sẽ khó mà chống được tốc độ tăng ung thư.

Nhà báo Phạm Huyền:Ông có thể cho biết những tiến bộ cập nhật nhất của việc điều trị căn bệnh này trên thế giới cũng như ở nước ta?

GS.TS Nguyễn Bá Đức: Những tiến bộ y học ở Việt Nam có rất nhiều. Trước đây, phần lớn ung thư đều phát hiện ở giai đoạn muộn. Những năm 80-90 của thế kỷ trước, phần lớn các ca bệnh ung thư đều phát hiện ở giai đoạn 3-4, tỷ lệ khỏi rất thấp.

Nhưng hiện nay, số người mắc ung thư được phát hiện sớm tăng cao. Ví dụ như ung thư vú, chúng tôi ước tính 70% chữa khỏi sau 5 năm. Đó là thành tựu rất ấn tượng.

Các loại ung thư như ung thư vú, cổ tử cung, trực trạng, khoang miệng đã được phát hiện sớm và chữa được rất nhiều. Trước đây, nói đến ung thư là chết, là án tử hình.

Nhưng hiện nay, nhiều người sau khi chữa ung thư vẫn sống với gia đình nhiều năm. Có những người, vài chục năm sau khi chữa bệnh, đến khi già thì chết vì bệnh khác chứ không phải vì ung thư.

Đó là nhờ những tiến bộ y học trên thế giới đã được cập nhật ở Việt Nam.

Tốc độ tăng ung thư ở Việt Nam thuộc diện cao nhất thế giới

Năm 2000: 69.000 người mắc ung thư

Năm 2010: 126.000 người mắc ung thư

Năm 2015: 150.000 người mắc ung thư

Năm 2020: ước 200.000 người mắc ung thư/năm

Các nguyên nhân:

Thực phẩm bẩn: 35%, Hút thuốc lá: 30%, Di truyền: 10%, Nguyên nhân khác: 15%

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Clip: Xuân Quý, Bạt Tuấn, Huy Phúc, Xuân Hoàng, Nguyễn Luyên

Các tin khác:

Chống tin tặc, hàng không loại bỏ thiết bị uy hiếp an toàn bay
Lãi vài trăm triệu, tiếp viên hàng không "chăm" buôn lậu vàng
Không quản nổi dự án thế chấp là tự hại nhau
Siêu Uỷ ban cần 600 chuyên gia giỏi, tiền đâu?
Xét tuyển đại học 2016: Những điều mới nhất thí sinh cần lưu ý
Không công nhận phán quyết, Trung Quốc càng bất lợi

Hoàng Xuân Vinh đã làm được điều phi thường

- Ông Nguyễn Hồng Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao (Ủy ban TDTT) chia sẻ với Góc nhìn thẳng về điều phi thường của Hoàng Xuân Vinh tại Thế Vận hội 2016.

Xem thêm chuyên mục GÓC NHÌN THẲNG

Olympic Rio 2016 đoàn thể thao Việt Nam hôm nay 8/8

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã tạo nên một cơn địa chấn tại Olympic 2016, khi không những giành tấm HCV lịch sử ở môn bắn súng, mà còn lập kỷ lục Thế vận hội. Chỉ cần với tấm huy chương này, có thể khẳng định đoàn TTVN đã có một kỳ Olympic thành công.

Tuy nhiên, liệu chiến tích này có trở thành bước ngoặt để TTVN đi lên, còn ngành thể thao sẽ thay đổi tư duy về chiến lược đầu tư như thế nào với các môn thể thao trọng điểm?

Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với ông Nguyễn Hồng Minh – Nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao (Ủy ban TDTT).

Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

“Hoàng Xuân Vinh đã làm được điều phi thường!”Play

Nhà báo Quyết Thắng:Thưa ông, cần phải nói rằng tấm HCV của Hoàng Xuân Vinh nằm ngoài tưởng tượng của giới chuyên môn. Cá nhân ông đánh giá thế nào về màn thi đấu bùng nổ của xạ thủ này?

Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh: Có lẽ trước hết tôi mong muốn và chắc chắn tất cả các bạn yêu mến thể thao chúng ta chào mừng thành tích, có thể nói là dấu ấn lịch sử của thể thao Việt Nam, thông qua thành tích thi đấu của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Đây là một dấu mốc, một kỳ tích lịch sử, bởi lẽ sau 36 năm TTVN hòa nhập với đấu trường Olympic, và nếu kể lâu hơn nữa từ ngày xạ thủ Trần Oanh lập thành tích thế giới, thì bắn súng Việt Nam có tấm huy chương vinh quang ở mức cao nhất, cụ thể là HCV và phá kỷ lục Thế vận hội.

Chúng ta đều biết đấu trường Olympic vô cùng khó khăn và tất cả các đối thủ của Hoàng Xuân Vinh trong cuộc đấu đều có mặt. Chúng ta được chứng kiến một trận đấu đầy cam go. Phải nói là tôi hết sức thán phục và trân trọng thành tích của Hoàng Xuân Vinh. Thành tích này có ý nghĩa lớn lao cho sự phát triển của môn bắn súng cũng như TTVN. Nó cũng chứng minh những thay đổi quan trọng trong các định hướng phát triển thể thao Olympic Việt Nam.

Hoàng Xuân Vinh, Olympic 2016, Hoàng Xuân Vinh giành HCV
Hoàng Xuân Vinh giúp thể thao Việt Nam có tấm HCV đầu tiên ở Olympic

Nhà báo Quyết Thắng: Bắn súng là một trong những mũi nhọn, nhưng sự đầu tư dường như lại chưa tương xứng. Rất nhiều VĐV nói rằng họ thậm chí không có đạn để tập. Ông muốn nói gì về vấn đề này?

Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh: Trong lịch sử phát triển TTVN thì với chiều dài suốt từ những năm 1970, 1980 thế kỷ trước cho tới bây giờ, bắn súng luôn luôn là môn thể thao trọng điểm và được sự quan tâm, đầu tư của ngành thể thao. Để tiến tới đấu trường cao nhất là vô địch thế giới hoặc Olympic thì sự đầu tư của TTVN chưa đủ, còn nhiều điều khiếm khuyết và chưa đáp ứng được. Ví dụ như là chúng ta thiếu phương tiện rất cơ bản là đạn. Chúng ta thiếu một nơi tập luyện với đầy đủ điều kiện. Chúng ta không có trường bắn chung kết, không có bia điện tử… Mỗi một ngày một thay đổi, luật thay đổi nên yêu cầu cũng phải thay đổi theo. Sự thay đổi ấy ngày càng hiện đại thì chúng ta không kịp đáp ứng, chưa có đủ các phương tiện và giải để chăm sóc VĐV và nâng cao trình độ cho VĐV như hồi phục, dinh dưỡng…

Chính vì thế, bắn súng phải tìm một con đường đó là tập huấn ở nước ngoài, đặc biệt là ở Hàn Quốc, để lấp đi khoảng trống thiếu đạn. HLV trưởng Nguyễn Thị Nhung có trao đổi với tôi và cho biết rằng với 200 nghìn USD đầu tư cho đội tuyển bắn súng Việt Nam trong 1 năm mới chỉ bằng với mức dành cho kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên ở môn bơi lội.

Nói như thế để thấy rằng so với tất cả các nước khác thì các VĐV của chúng ta, đặc biệt là VĐV bắn súng vẫn chưa được chăm sóc đúng mức, đủ điều kiện để đáp ứng được việc nâng lên trình độ cao.

Nhà báo Quyết Thắng:Theo ông, từ tấm HCV của Hoàng Xuân Vinh, ngành thể thao sẽ thay đổi cách nhìn thế nào về chiến lược đầu tư với các môn trọng điểm?

Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh: Trước Olympic tôi đã trao đổi với báo chí rằng với sự đầu tư như hiện nay cho các VĐV đã là một sự chuyển hướng quan trọng. Tức là sau SEA Games 2011, sau ASIAD 2014 và đặc biệt là sau Olympic 2012, việc định hướng cho các VĐV và các môn chuẩn bị cho thể thao Olympic đã được ngành thể thao quan tâm và quyết tâm. Đã có gần 50 VĐV của 20 môn thể thao chuẩn bị cho Olympic và các sự kiện lớn. Với sự quan tâm của Chính phủ thì mức kinh phí đã được lớn lên. Và, bắn súng cũng được hưởng lợi từ những điều ấy, nhưng vẫn còn nhiều trở ngại mà tôi đã trao đổi ở trên.

Hoàng Xuân Vinh, Olympic 2016, Hoàng Xuân Vinh giành HCV
Hoàng Xuân Vinh đã vượt lên trên tất cả để chiến thắng

Tấm HCV của Hoàng Xuân Vinh ở Olympic là một kỳ tích phi thường. Bởi lẽ trong điều kiện chăm sóc như thế mà VĐV không đạt được kết quả thì mọi người sẽ thấy đó là chuyện bình thường. Nhưng vì đạt được thành tích HCV Olympic thì đó là dấu ấn rất phi thường, đặt dấu ấn rất quan trọng cho TTVN trên đấu trường Thế vận hội.

Quan trọng nhất là nó góp phần làm thay đổi nhận thức trong việc định hướng và đầu tư cho VĐV ưu tú để giành kết quả cao trên đấu trường khắc nghiệt nhất của thế giới.

Nhà báo Quyết Thắng:Đoàn TTVN đã có 1 tấm HCV và đây liệu có phải là thực lực thật sự của chúng ta ở sân chơi Olympic?

Chuyên gia Nguyễn Hồng Minh: Theo dõi sự phát triển của TTVN nhiều năm qua thì tôi thấy chúng ta đi một con đường dài rất gian khổ. Chính vì vậy việc giành được tấm HCV lần này tôi phải nhắc lại là nó rất phi thường. Dấu mốc này làm cho các nhà quản lý thể thao, nhưng bạn đồng nghiệp của tôi, họ đang đương chức, sẽ tin rằng TTVN còn tiến bộ nữa. Họ sẽ có cách trình báo và tham mưu với Chính phủ cũng như các cơ quan liên quan để hỗ trợ các VĐV ưu tú của chúng ta tiếp tục cho các sự kiện lớn sau này, như ASIAD 2018 và đặc biệt là Olympic Tokyo 2020, với một điểm sáng và thuận lợi cho TTVN, đó là môn karatedo đã được đưa vào chương trình thi đấu. Ngoài ra, cộng với đó là những môn thể thao khác, cụ thể là 10 môn thể thao chúng ta có đại diện đi. Các VĐV đều là những nhà thể thao xuất sắc, ít nhất họ có nhiều VĐV vô địch SEA Games, trong đó có cả vô địch châu lục và thế giới.

Bây giờ họ chưa lên tới đỉnh cao như đấu kiếm, TDDC, rồi một vài môn nữa, nhưng tôi nghĩ các VĐV trẻ của chúng ta có một điều kiện tốt hơn và được đánh giá cao hơn, để tiếp tục đi theo con đường của mình. Cho nên, ý nghĩa của tấm HCV sau 36 năm hòa nhập trở lại và 50 năm xạ thủ Trần Oanh vô địch thế giới thì đây là một sự kiện rất quan trọng và ý nghĩa.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

VietNamNet

Thực hiện: Quyết Thắng

Clip: Huy Phúc

Ăn gì cũng chết, người Việt mắc ung thư nhanh nhất thế giới
Chống tin tặc, hàng không loại bỏ thiết bị uy hiếp an toàn bay
Lãi vài trăm triệu, tiếp viên hàng không "chăm" buôn lậu vàng
Không quản nổi dự án thế chấp là tự hại nhau
Siêu Uỷ ban cần 600 chuyên gia giỏi, tiền đâu?
Xét tuyển đại học 2016: Những điều mới nhất thí sinh cần lưu ý

"Thử tìm xem có bao nhiêu ông đã bổ nhiệm con cái?"

- 5-7 năm nay, việc bổ nhiệm người nhà đã quá phổ biến quá rồi. Sau vụ ông Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải, thử tìm xem có bao nhiêu ông đã bổ nhiệm con cái?Để lỗ ngàn tỷ mà chỉ rút kinh nghiệm thì người ta cần gì tìm người tài, GS Nguyễn Minh Thuyết tâm tư với Góc nhìn thẳng.

Xem thêm chuyên mục GÓC NHÌN THẲNG

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thêm một lần nhấn mạnh việc phải tìm người tài, chứ không phải tìm người nhà trong công tác cán bộ. Thông điệp này đã nói lên đúng ý nguyện của nhân dân sau những vụ việc gây bức xúc dư luận xã hội trong công tác cán bộ thời gian qua.

Làm thế nào để thông điệp đổi mới công tác cán bộ thực sự trở thành hiện thực trong toàn hệ thống chính trị hiện nay?

Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

Play

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa ông, việc tìm người tài, không tìm người nhà trong công tác cán bộ không chỉ được người xưa nhấn mạnh mà nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta cũng hết sức coi trọng. Tuy nhiên, dường như công tác này vẫn đang có vấn đề và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đây cũng đã phải lên tiếng. Ông nhìn nhận ra sao về hiện trạng này?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Thực ra, từ xưa đến nay, việc chọn người tài để làm việc nước đã là một nguyên tắc mà các thể chế lành mạnh đều theo. Ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như Đảng và Nhà nước đã mời được rất nhiều nhân sĩ, trí thức, người lao động có tài để đảm nhiệm các công việc của đất nước. Tất cả những người thời kỳ đó được mời tham gia chính quyền sau này đều trở thành rường cột quốc gia.

Tuy nhiên, những năm sau này, mỗi lúc chúng ta đi xa dần với những nguyên lý đó. Hiện tượng bổ nhiệm người nhà diễn ra quá phổ biến, bất chấp có tài hay không có tài, thích hợp hay không thích hợp với vị trí đó.

Một vài vụ bổ nhiệm con cái làm ở những chức vụ tầm cấp vụ mới rộ lên thôi nhưng thực ra điểm lại 5-7 năm nay, những chuyện ấy đã phổ biến rồi. Thử tìm xem, trong các vị trí từ cao nhất trở xuống, có bao nhiêu ông đã bổ nhiệm con cái vào?

Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa rồi đã đáp ứng được mong mỏi của nhân dân là Nhà nước cầu hiền để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nhà báo Phạm Huyền: Liên quan đến việc bổ nhiệm người nhà trong công tác cán bộ, có trách nhiệm của nhiều cá nhân và cơ quan liên quan. Vậy ông nghĩ ra sao về trách nhiệm của các cơ quan bổ nhiệm, của người được coi là dựa thế để bổ nhiệm người nhà cũng như của bản thân chính người được bổ nhiệm như vậy?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi thấy rằng, hiện nay, sau khi dư luận đưa ra vụ việc này, vụ việc khác, chúng ta thấy các cơ quan đều giải trình là đúng quy trình cả. Thế thì, quy trình thì chắc không ai dám làm sai nhưng vấn đề ở đây, bản chất sự việc là như thế nào? Quy trình đó nhiều khi chỉ là hình thức để bảo vệ cho cách làm sai của một số cơ quan, cá nhân.

Tôi nghĩ, khi không dùng được người tài thì người cầm quyền là có lỗi, cơ quan là có lỗi.

Theo quy định của Nhà nước, các cơ quan khi tuyển người, bao giờ cũng đăng công khai ở trên các mạng điện tử, báo chí. Nhưng chúng ta thử xem, những tiêu chuẩn ấy có thực sự để tìm người tài không? Hay là nó ứng vào với người nhà đang ém sẵn, chờ sẵn? Tôi thấy rất nhiều cơ quan đăng thông tin tuyển người và hình như, tiêu chuẩn ấy rất là khách quan nhưng chính là nhằm vào một số người đang ém sẵn.

Thậm chí, gọi là đúng quy trình thế thôi nhưng là bổ nhiệm trái ngành, trái nghề, trái tiêu chuẩn.

Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải, bổ nhiệm người nhà, bổ nhiệm người tài, Góc nhìn thẳng, GS Nguyễn Minh Thuyết,
GS Nguyễn Minh Thuyết đang trao đổi với chuyên mục Góc nhìn thẳng (ảnh: VietNamNet)

Tôi cũng phải nói thế này, nghĩa mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về "người nhà" ấy, phải thấy rằng ở xã hội mình, có nhiều quan hệ lắt léo khác nữa, người nhà ở đây nhiều khi là đệ tử, con cái của đệ tử. Người nhà ở đây thậm chí còn là những người gọi "ông" kim tiền bằng cụ, chứ không phải là người nhà đơn thuần.

Nếu chỉ dựa vào các tiêu chuẩn thế thôi để tiến cử mà tiến cử sai thì chắc chắn phải chịu trách nhiệm rất lớn. Ngày xưa, ở chế độ phong kiến, một ai đó mà tiến cử người sai, làm hỏng việc thì người làm hỏng việc đó bị tội đã đành mà người tiến cử cũng bị tội tương đương. Bây giờ, hầu như chúng ta không bao giờ truy cứu trách nhiệm người tiến cử.

Thứ nữa, người được bổ nhiệm, dựa vào thế của cha ông, dựa vào các loại quan hệ vẫn dám"dũng cảm" nhận những công việc vượt ngoài tầm khả năng của mình thì cũng phải chịu trách nhiệm rất lớn.

Mình dùng người sai là làm hỏng việc chung, làm chậm bước phát triển của đất nước, đó là vấn đề lớn nhất. Việc chỉ dùng người nhà mà không dùng người tài còn làm giảm niềm tin của người dân vào Đảng, Nhà nước, không động viên được lớp trẻ học tập, rèn luyện phấn đấu để thực sự trở thành người có tài năng, cống hiến cho đất nước trong tương lai.

Tôi cho là cái hại của việc chỉ dùng người nhà mà không dùng người tài là vô cùng lớn.

Nhà báo Phạm Huyền:Thủ tướng có đưa ra yêu cầu đổi mới công tác cán bộ, thi tuyển chọn người tài chứ không phải người nhà. Đây cũng là câu chuyện không mới nhưng để người tài có thể được tuyển dụng cũng như cơ quan tổ chức cần nhần lực có thể tuyển được người thực tài thì theo ông, việc phải làm cần thiết nhất hiện nay là gì?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi cho là việc đầu tiên, phải giao trách nhiệm rõ ràng và xử lý trách nhiệm rõ ràng đối với những người đứng đầu các cơ quan đơn vị. Vì sao bây giờ, người đứng đầu các cơ quan đơn vị vẫn sẵn sàng dùng người nhà chứ không người tài? Là bởi vì, nếu người đó có làm hỏng việc thì họ vẫn vô tư, không bị sao cả.

Lỗ 3.000-4.000 tỷ hay thậm chí 100.000 tỷ thì cùng lắm chịu một án phạt thôi. Lỗ vài ba ngàn tỷ vẫn có thể được thăng chức. Rồi nếu làm hỏng việc lớn hơn thì chỉ rút kinh nghiệm hoặc rút kinh nghiệm sâu sắc thôi. Thế thì, không việc gì người ta phải đi tìm người tài!

Điểm thứ hai, đó là phải tăng cường thanh tra, kiểm tra thôi, không có cách gì được cả. Và đã kiểm tra ra thì phải xử lý đến nơi đến chốn, chứ nếu chỉ rút kinh nghiệm thôi thì câu chuyện này sẽ không giải quyết được.

Thứ ba là, phải có những cuộc tuyển chọn thật sự đối với các chức vụ, công việc và khi đã giao việc, không có câu nệ, người ấy là ai, xuất thân thế nào, miễn là người ấy có tâm với công việc, với tổ quốc, miễn là người ấy là có tài thì mình dùng.

Xin trân trọng cảm ơn ông!


Những vụ bổ nhiệm cán bộ gây bức xúc dư luận gần đây:

Ông Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966):

2009: Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty CP xây lắp dầu khí (PVC) thuộc PVN

2011-2013: PVC thua lỗ 3.300 tỷ đồng

2013: Phó Chánh Văn phòng Bộ Công Thương, Vụ trưởng Ban Đổi mới doanh nghiệp

2015: Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang

Tháng 6/2016: trúng cử Đại biểu Quốc hội

Trong khi đó, ông Trịnh Xuân Thanh không nằm trong danh sách cán bộ được Bộ Chính trị luân chuyển về giữ các chức vị chủ chốt trong chính quyền địa phương.

Ông Vũ Quang Hải (sinh năm 1986)

2007: Chuyên viên Ban Đầu tư, Tổng công ty Tài chính dầu khí

2011: Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư tài chính công đoàn dầu khí (PVFI)

2011-2012: PVFI lỗ 200 tỷ đồng

2013: Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương)

Năm 2015: Phó Tổng giám đốc, thành viên HĐQT Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

Trong khi đó, ông Vũ Quang Hải là con trai ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương, được điều động về Sabeco theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương khi ông Hoàng đương chức.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: đổi mới công tác cán bộ, chấn chỉnh công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, “tổ chức các cuộc thi tuyển là để tìm người tài chứ không phải tìm người nhà” (tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 8/2016)

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Clip: Đức Yên, Bạt Tuấn

Các tin khác:

Hoàng Xuân Vinh đã làm được điều phi thường
Ăn gì cũng chết, người Việt mắc ung thư nhanh nhất thế giới
Chống tin tặc, hàng không loại bỏ thiết bị uy hiếp an toàn bay
Lãi vài trăm triệu, tiếp viên hàng không "chăm" buôn lậu vàng
Không quản nổi dự án thế chấp là tự hại nhau
Siêu Uỷ ban cần 600 chuyên gia giỏi, tiền đâu?

Xem thêm chuyên mục GÓC NHÌN THẲNG
Xem thêm chuyên mục GÓC NHÌN THẲNG
Tại phiên họp thường kỳ tháng 8/2016,
Tại phiên họp thường kỳ tháng 8/2016,

Cô giáo bênh Kỳ Duyên hút thuốc lý giải về phát ngôn 'tôi khinh'

Từ cộng hoà Séc, TS Nguyễn Hoàng Ánh, cô giáo bênh hoa hậu Kỳ Duyên với status gây sốc "Tôi khinh", "hãy ném vương miện đi" trò chuyện với Góc nhìn thẳng.

Xem thêm chuyên mục GÓC NHÌN THẲNG

Hoa hậu Kỳ Duyên bị phát hiện hút thuốc lá ở nơi công cộng đã gây phản ứng trong công chúng và quyết định kỷ luật mới đây của Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam nhận được sự đồng thuận lớn từ dư luận.

Tuy nhiên, một status trên mạng xã hội Facebook với tựa đề khá sốc: "Tôi khinh", bày tỏ quan điểm bênh vực và ủng hộ Kỳ Duyên đã tiếp tục đốt nóng câu chuyện này. Và vì đây lại là một status của một nữ giảng viên Đại học nên đã bị dư luận ném đá mạnh.

Vậy, người trong cuộc nói gì về điều này này?

Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo điện tử VietNamNet đã liên hệ được chủ nhân của status gây sốc này. Đó là TS Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên của trường Đại học Ngoại thương. Hiện, chị đang công tác tại Cộng hoà Séc và cuộc trao đổi của chúng tôi thực hiện qua kết nối trực tuyến.

Theo dõi cuộc trò chuyện tại clip dưới đây:

Cô giáo bênh Kỳ Duyên: Quan chức hút thuốc đầy, sao hoa hậu không được?Play

Nhà báo Phạm Huyền:Xin chào, chị nghe rõ không ạ? Cảm ơn chị đã nhận lời tham gia chương trình!

Thưa chị, trên status đăng hôm 5/8 vừa qua về sự kiện BTC Cuộc thi hoa hậu Việt Nam xử phạt kỷ luật Kỳ Duyên, chị đặt tựa đề là "Tôi khinh". Vậy, xin hỏi chị, tôi khinh ở đây là khinh ai? Có phải khinh vì việc Ban tổ chức đã sai khi kỷ luật hoa hậu Kỳ Duyên hút thuốc lá?

TS Nguyễn Hoàng Ánh: Tôi nghĩ rằng là, có lẽ phải nói là cách hiểu của người Việt thường hẹp quá. Chúng ta không nhìn vấn đề một cách rộng. Ở đây, trong chúng ta, nếu ai mà follow (theo dõi trên Facebook)) tôi thì sẽ thấy, tôi không bao giờ tấn công ai. Tôi chỉ nói chuyện về hành vi và nói chuyện về cách nhận thức.

Kỳ Duyên, hoa hậu Kỳ Duyên, hoa hậu Kỳ Duyên hút thuốc, hoa hậu Việt Nam

Theo số lượng thống kê thì 50% đàn ông ở Việt Nam hút thuốc và bất kỳ người nào cũng nhìn thấy, đàn ông Việt Nam hút thuốc khắp mọi nơi. Các quan chức hay thậm chí các người đẹp, người mẫu Nam hậu của Việt Nam đều hút thuốc. Vậy thì vì sao, một cô gái, dù là hoa hậu đi nữa lại không được hút thuốc?

Đấy, tôi không nói rằng, hành vi hút thuốc là một hành vi đẹp nhưng nó không phải là tội ác. Rõ ràng, nó không vi phạm nội quy của cuộc thi hoa hậu. Tôi ngạc nhiên về chuyện đấy.

Đó phản ứng thực sự thất vọng của tôi bởi tôi rất kỳ vọng vào Ban tổ chức là những người đã tuyển chọn Kỳ Duyên. Cũng giống như chúng tôi tuyển chọn học sinh vào trường thì không thể nào, chúng tôi bỏ mặc học sinh đấy. Chúng tôi phải cùng đồng hành với học sinh đấy. Khi các em sai, chúng tôi phải nhắc nhở, phải chỉ bảo và chúng tôi không thể vì sức ép ở bên ngoài để mà bỏ rơi một người mà mình đã lựa chọn.

Nhà báo Phạm Huyền:Người ta vẫn quan niệm hoa hậu phải là một người hoàn hảo và lâu nay, hút thuốc lá nơi cộng cộng vẫn nhìn nhận là hành vi xấu, không phù hợp với hình ảnh một cô hoa hậu đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Đó có thể là một lý do mà Ban tổ chức đã kỷ luật như vậy, chị nghĩ sao?

TS Nguyễn Hoàng Ánh: Tôi nghĩ rằng, đây không phải là một cuộc thi của Chính phủ, không phải là cuộc thi của Bộ Văn hoá (Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch) mà là cuộc thi của một tờ báo (báo Tiền phong).

Nếu Ban tổ chức có quan niệm như vậy thì tôi không hề phản đối. Vì tôi rất ghét người hút thuốc lá. Thế thì hãy ghi vào nội quy. Còn nếu Ban tổ chức không ghi vào nội quy mà xung quanh đầy người hút thuốc lá, rồi đòi hỏi một người phải đoán trước là công chúng hay Ban tổ chức nghĩ gì là không khả thi.

Kỳ Duyên, hoa hậu Kỳ Duyên, hoa hậu Kỳ Duyên hút thuốc, hoa hậu Việt Nam

Và tôi nghĩ rằng, Ban tổ chức không nên giữ cho công chúng hiểu lầm lâu như vậy. Vì tôi thấy là, bắt đầu từ hoa hậu Thu Thuỷ đến giờ, tất cả các hoa hậu sau đó đều bị scandal theo đuổi. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy có một cuộc thi lại bị khổ sở như thế cả.

Người dân xem thi hoa hậu thì mặc định rằng nó chỉ là một hoạt động giải trí. Cô đó có thể đẹp trong con mắt của Ban Giám khảo nhưng không nhất thiết là đẹp với tất cả mọi người. Như bây giờ, năm nào, cuộc thi hoa hậu cũng nhiều scandal quá.

Nhà báo Phạm Huyền:Tuy nhiên, chị khuyên hoa hậu "Hãy ném vương miện dỏm ấy đi, vào mặt họ. Nhiều người cho rằng, câu nói đó là phản ứng có vẻ thái quá và không được phép tắc cho lắm. Dù sao với cương vị là một giảng viên, với quan điểm này thì chị sẽ dạy sinh viên như thế nào được?

TS Nguyễn Hoàng Ánh: Điều đầu tiên rất buồn cười là người ta đã lầm lẫn một phát biểu ở nơi riêng tư thành ra ở nơi công cộng, nơi được gọi là phát biểu chính thức. Đây là việc tôi nói trong "nhà" tôi (trang Facebook cá nhân), mà trong "nhà" tôi thì là việc riêng của tôi chứ!

Chúng ta cũng không bao giờ nên đánh đồng con người với nghề nghiệp của họ. Vì một người có thể làm rất nhiều nghề và nghề đó không có nghĩa là nó ấn định con người.

Mỗi một người có một quyền, tôi chỉ cần làm đúng nghĩa vụ của tôi trong giờ làm việc, còn ngoài giờ làm việc, tôi làm gì là việc của tôi, miễn là nếu tôi không vi phạm pháp luật là được.

Cũng như hoa hậu Kỳ Duyên, ngoài việc khi xuất hiện vào giờ chính thức, cô ấy phải ứng xử theo quy định cho hoa hậu nhưng ngoài giờ, cô ấy có quyền sống như một người bình thường.

Nếu như nhất định đeo một cái mặt nạ suốt ngày vì một nghề nghiệp hay vì một vị trí thì chắc chắn, người đó sẽ mắc bệnh tinh thần.

Nhà báo Phạm Huyền: Thế theo chị, chị có đồng tình với việc hút thuốc lá hay không?

TS Nguyễn Hoàng Ánh: Thứ nhất, nếu ai follow (theo dõi) tôi thì sẽ không tìm được người nào trên đời này lại ghét hút thuốc lá hơn tôi.

Nếu như tôi là người nhà, người thân của Kỳ Duyên, thì tôi sẽ nói là "em à, mày thích thì cứ hút thử cho biết, nhưng đừng mắc vì cái đấy không hay ho gì".

Nhưng nếu một ai đó bảo sẽ kỷ luật, sẽ đuổi học cô ấy vì chuyện gì như chuyện hút thuốc lá thì với tư cách là một người am hiểu luật pháp và sống có văn hoá thì tôi thấy không có lý do gì để làm việc ấy cả.

Kỳ Duyên, hoa hậu Kỳ Duyên, hoa hậu Kỳ Duyên hút thuốc, hoa hậu Việt Nam
Status gây tranh cãi của TS Nguyễn Hoàng Ánh

Nhà báo Phạm Huyền: Dù sao, ngoài vai trò là một con người, một Facebooker, thì chị vẫn không thể tách khỏi vai trò là một cô giáo và với những status như vậy, nhiều người cho rằng, chị đang cổ suý cho thói xấu và thậm chí, nặng lời hơn nói là cô giáo mất dạy, nếu nghe như lời như vậy thì chị có ý kiến gì?

TS Nguyễn Hoàng Ánh: Có một nói câu nói rất phổ biến, hãy cho tôi biết bạn hành xử như thế nào, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai?

Thực tình, tôi không phải là người sống bằng dư luận. Tôi tôn trọng bạn bè của tôi, tôn trọng học sinh của tôi và mọi người có thể kiểm chứng.

Nhà báo Phạm Huyền:Vâng, xin cảm ơn sự chia sẻ hết sức thắng thắn của chị với báo VietNamNet!

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền

Clip: Xuân Quý, Bạt Tuấn, Huy Phúc​

Chưa đặt vấn đề cấm Pokemon Go lúc này

- Nói Góc nhìn thẳng, Phó Cục trưởng Cục PTTT&TTĐT Lê Quang Tự Do cho biết chưa đặt vấn đề cấm hay không cấm chơi Pokemon Go lúc này. Cục đã làm việc với nhà phát hành game để đưa ra các yêu cầu cần thiết.

Xem thêm chuyên mục GÓC NHÌN THẲNG

Chương trình bàn tròn trực tuyến "Có nên nói không với Pokemon Go?" vừa diễn ra sáng nay 17/8 với sự tham gia của hai khách mời là ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và truyền thông và ông Nguyễn Bá Thành, chuyên gia phát triển game, nguyên CEO WePlay, tác giả game "Bắt chữ" nổi tiếng.

Xem video đầy đủ
Trực tiếp "CÓ NÊN NÓI KHÔNG VỚI POKEMON GO?"

Nhiều câu hỏi nóng từ độc giả VietNamNet đã gửi về chương trình với nhiều băn khoăn về việc có hay không chủ trương cấm chơi Pokemon Go ở Việt Nam, cơ quan chức năng sẽ làm gì trước những hệ luỵ xấu từ Pokemon Go hay chúng ta có nên cổ suý Pokemon Go vì những tác động tích cực và sức hấp dẫn không thể cưỡng?

Dưới đây, chuyên mục Góc nhìn thẳng xin trân trọng giới thiệu bạn đọc trích đoạn từ chương trình trực tiếp này.

Theo dõi trích đoạn tại clip dưới đây:

pokemon
Play

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa anh Lê Quang Tự Do, sau khi trò chơi Pokemon Go bắt đầu nở rộ ở Việt Nam, đã có rất nhiều clip hài, clip chế về trò chơi này. Là một lãnh đạo và từ góc độ quản lý, theo anh, chúng ta nên nhìn nhận mặt tích cực và tiêu cực của trò chơi này như thế nào?

Phó Cục trưởng Lê Quang Tự Do: Liên quan đến Pokemon Go, đúng là trò chơi có những mặt tích cực nhưng bên cạnh đó còn có các mặt tiêu cực, thậm chí tác động xấu đến xã hội mà trong một tháng vừa qua, khi trò chơi này tung ra trên toàn thế giới, các nước đã gặp phải.

Tôi xin nhấn mạnh là, Pokemon Go được cung cấp từ nước ngoài, máy chủ cũng đặt ở nước khác, nhà phát hành, nhà sản xuất đều ở nước khác và họ cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nan. Trò chơi này không được cấp phép hoạt động ở Việt Nam.

Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh, khi một trò chơi được cấp phép hoạt động, nó sẽ được pháp luật Việt Nam bảo vệ người chơi. Bộ Thông tin và truyền thông là cơ quan thẩm định và duyệt các trò chơi online. Chúng tôi đều yêu cầu các nhà phát hành game, các nhà sản xuất game phải có các giải pháp rất chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi người chơi.

Song, do trò chơi này chưa được cấp phép, tức là chưa được thẩm định và chưa được pháp luật bảo vệ nên người chơi sẽ gặp nhiều rủi ro.

Trong trường hợp tài khoản có level cao bị hack, các bạn rất khó để lấy lại được tài khoản. Hoặc khi trao đổi, nếu vật phẩm bị mất, chưa chắc các bạn được nhà sản xuất bồi hoàn.

Tuy nhiên, quan trọng hơn, người chơi có nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân.

Chúng tôi nghiên cứu và thấy, game này cũng phải sử dụng các thanh toán điện tử, dùng thẻ tín dụng cá nhân để mua vật phẩm ảo, các sản phẩm ăn theo của những ứng dụng khác, nên cũng có nguy cơ lộ thông tin cá nhân, đặc biệt liên quan đến tài chính, rất cao. Trên thế giới đã xuất hiện nhiều trang web, nhiều app giả mạo trò chơi này như thật, rải các mã độc, các đường link ẩn ăn cắp thông tin. Nguy cơ đó có thật, hiện hữu và rất nguy hiểm.

Nhà báo Phạm Huyền: Liên quan vấn đề bảo mật người dùng, thưa anh Nguyễn Bá Thành, khi chúng ta tải một ứng dụng game thì thường, ứng dụng đó đòi hỏi rất nhiều yêu cầu về truy cập vào các dữ liệu. Theo nghiên cứu của anh, có hay không các yêu cầu bất hợp lý ở đây, không cần cho việc vận hành game nhưng nhà phát hành game vẫn buộc người chơi phải chấp nhận?

CEO Nguyễn Bá Thành: Quyền cấp cho một ứng dụng truy cập vào các tài nguyên, chẳng hạn như trên Internet hoặc các tài nguyên trong máy của người dùng, là có. Tuy nhiên, các đòi hỏi đó đều dường như rất hợp lý trong game này.

Đơn vị phát hành ra game này đã tìm ra những lí do cực kỳ hợp lí để biện minh cho những quyền như vậy. Ở góc độ người dùng, chúng ta không biết họ dùng quyền đó để làm gì, vào việc tốt hay việc xấu.

Nhà báo Phạm Huyền:Bạn đọc Lê Giang Anh vừa gửi câu hỏi như sau: "Pokemon Go đang thu hút giới trẻ nhưng lại gây phiền phức cho người lớn vì kiểu tụ tập không kể giờ giấc, gây cản trở giao thông. Vậy có biện pháp xử lý gì không?". Tôi muốn bổ sung thêm, thường khi tải ứng dụng đều có các khuyến cáo về vấn đề an toàn. Nhưng trên thực tế, với tư cách một nhà phát hành, thưa anh Nguyễn Bá Thành, anh có nghĩ các khuyến cáo đó thực sự phát huy tác dụng hay chỉ là hình thức thôi?

Ông Nguyễn Bá Thành: Theo tôi, các khuyến cáo đó hoàn toàn không có tác dụng gì cả.

Người ta sẽ không vì lí do lộ thông tin nhạy cảm hay chia sẻ bí mật trong máy người dùng để quên trò chơi hấp dẫn, một trào lưu thời thượng như vậy. Hoặc người ta sẽ không nghĩ đến an ninh quốc phòng của Việt Nam mà không tải game này.

Lí do vì, họ rất khó cưỡng sức hút của game như thế này. Tuy nhiên, ở góc độ người dùng, người chơi, chúng ta phải tìm cách để game đó không ảnh hưởng đến cuộc sống của chính mình, của những người xung quanh.

Nếu để chơi game ảnh hưởng sẽ không tốt. Tôi cho rằng, chúng ta không nên quá lo lắng về game này dù nó có các mặt tiêu cực. Do từng phát hành các game rất hot, chúng tôi nhận thấy, game có vòng đời.

Ở các game dạng thông thường ở Việt Nam, tuổi thọ của chúng chỉ tồn tại từ 3 - 6 tháng. Game này có thể hơn, tới 9 tháng hay 1 năm. Song, sau đó, game sẽ chìm dần. Hơn nữa, người Việt dù rất ham vui nhưng lại rất nhanh chán, nên sẽ không một cuộc vui nào kéo dài được. Do đó, theo tôi, chúng ta không cần phải có các biện pháp quá cứng rắn.

Nhà báo Phạm Huyền: Một bạn đọc tên là Phan Công gửi câu hỏi như sau. "Thưa các vị khách mời, những ngày qua, tôi theo dõi trên báo đài, trực tiếp chứng kiến cơn sốt Pokemon Go tại Việt Nam và nhận thấy sự ảnh hưởng của game này thật khủng khiếp.

Ở mọi lúc mọi nơi, tôi đều bắt gặp những cặp mắt chăm chú vào màn hình điện thoại, bất chấp xung quanh đang diễn ra như thế nào. Cá nhân tôi thực sự rất lo lắng cho những người chơi game này vì các nguy hiểm luôn rình rập họ như bị cướp điện thoại, gặp tai nạn giao thông, lãng phí thời gian, làm ảnh hưởng tới công việc, học tập, sức khỏe.

Mặt khác, tôi thấy rằng, việc các camera soi từng ngóc ngách ở Việt Nam có thể tiềm ẩn nguy cơ rất cao về an ninh quốc gia nếu những hình ảnh đó bị dùng cho các mưu đồ xấu xa ở nước ngoài. Với những lo ngại đó, tôi rất muốn biết các cơ quan chức năng sẽ xử lý thế nào đối với trò chơi đang gây sốt này tại Việt Nam?". Với câu hỏi này, anh Lê Quang Tự Do có ý kiến thế nào?

Ông Lê Quang Tự Do: Ở một số nước họ đã có biện pháp cấm trò chơi này, cấm triệt để hoặc từng phần. Ví dụ như Iran cấm triệt để. Nga và Trung Quốc yêu cầu các nhà sản xuất và phát hành loại bỏ các khu vực cấm, các khu vực ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng ra khỏi bản đồ game, nếu không họ sẽ cấm.

Một số nước khác lại có các cảnh báo cho người chơi. Ở Việt Nam game mới xuất hiện được khoảng 10 ngày, tất cả các hiện tượng, nguy cơ từ các nước mới bắt đầu chúng ta manh nha xuất hiện ở Việt Nam. Chúng tôi đã có nghiên cứu.

Trong thời gian trước mắt chọn phương án đưa ra các khuyến cáo cho người chơi, đồng thời tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn thông tin trên mạng để trò chơi này không gây ảnh hưởng xấu.

Chúng tôi cũng đã liên hệ với nhà sản xuất và nhà phát hành game để yêu cầu họ tuân thủ pháp luật Việt Nam nếu như cung cấp trò chơi này tại Việt Nam. Trong trường hợp, phía nhà sản xuất và nhà phát hành game không đồng ý, chắc chắn các cơ quan quản lý nhà nước phải có biện pháp bảo vệ người chơi trong nước, bảo vệ môi trường Internet của Việt Nam sao cho lành mạnh và đúng pháp luật.

Nhà báo Phạm Huyền:Một bạn đọc vẫn rất băn khoăn gửi câu hỏi: "Ở Mỹ, tôi được nghe người ta đã cấm Pokemon Go. Việt Nam có cấm không?". Xin anh Tự Do cho biết tại sao chúng ta lại không cấm và vẫn có cơ chế mở với game này?

Ông Lê Quang Tự Do: Không biết bạn độc giả nghe thông tin Mỹ cấm Pokemon Go ở đâu. Theo những gì tôi biết, hiện nay Mỹ không cấm, mà chỉ cấm người chơi Pokemon Go vi phạm các quy định pháp luật ở Mỹ, đặc biệt là quyền riêng tư. Tôi đã đọc báo và được biết, 2 thanh niên chơi Pokemon Go đã bị bắn chết khi vào nhà của người khác.

Luật pháp Mỹ cho phép hành động tự vệ đó, do những người chơi đã xâm nhập trái phép tư gia của người khác. Tại sao Việt Nam chưa đặt ra vấn đề cấm hay không cấm Pokemon Go lúc này là vì, thứ nhất, như tôi đã nói, với một game mới chỉ xuất hiện 10 ngày ở VN, nếu chúng ta vội vã ban hành một lệnh cấm khi chưa đánh giá được các tác động tích cực và tiêu cực cụ thể, nó sẽ dẫn tới hiện tượng "cái gì không quản được thì chúng ta cấm" không tốt trong công tác quản lý nhà nước. Thứ hai, cách làm đó gây phản tác dụng.

Các bạn trẻ, người chơi ở VN có quyền thụ hưởng những thành tựu, tiến bộ khoa học, công nghệ. Nếu cấm, chúng ta sẽ phải cấm rất nhiều thứ, dẫn đến tình trạng tùy tiện khi có gì đó mới lạ, chẳng hạn như ứng dụng Uber, không đúng với chủ trương của Bộ TT&TT. Quan trọng nhất là bảo vệ người sử dụng Internet tại VN.

Người dùng Internet có quyền, nhưng cũng có nghĩa vụ, và cơ quan nhà nước phải bảo đảm cho họ có một môi trường mạng lành mạnh. Chúng tôi theo những định hướng đó để đưa ra các giải pháp và chỉ dùng giải pháp cấm khi game này thực sự có các tác hại rõ ràng với xã hội. Nhưng cho đến hiện tại, chúng ta mới chỉ thấy game này ở mức nguy cơ thôi.

Nhà báo Phạm Huyền:Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia trực tuyến!

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền- Thanh Bình

Video: Xuân Quý, Đức Yên, Huy Phúc, Bạt Tuấn, Thu Hồng

Tin liên quan:

Những cách ném bóng Poké bắt Pokemon siêu đẳng
Những vi phạm khiến tài khoản Pokemon Go bị khoá
Tranh vui: Khi cả thế giới phát cuồng vì Pokemon GO
[Infographic] Những kỷ lục khó tin của Pokemon GO
Trực tuyến: Có nên nói không với Pokemon Go?
Cảnh báo lừa bắt trẻ em bằng Pokemon Go
Bí kíp tra cứu công dụng của các vật phẩm trong Pokemon GO

Video đầy đủ chương trình "Có nên nói không với Pokemon Go?"

Trực tuyến: Có nên nói không với Pokemon Go?

"Có nên nói không với Pokemon Go?" là chủ đề trao đổi của chương trình Góc nhìn thẳng được phát trực tiếp lúc 9h15 ngày 17/8 với Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) Lê Quang Tự Do và chuyên gia phát triển game Nguyễn Bá Thành.

Sau 10 ngày chính thức có mặt tại Việt Nam, trò chơi điện tử (game) Pokemon Go đã gây sốt trong cộng đồng. Để phân tích những mặt lợi-hại và đưa ra góc nhìn về giải pháp quản lý game này, chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet sẽ tổ chức cuộc trao đổi, giao lưu trực tuyến vào 9h ngày 17/8 với hai vị khách mời.

Chương trình đồng thời sẽ phát trực tiếp qua trang fanpage VietNamNet trên mạng xã hội facebook.


aPlay

Vị khách mời thứ nhất là ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và truyền thông.

Vị khách mời thứ hai là ông Nguyễn Bá Thành, chuyên gia phát triển game, nguyên giám đốc điều hành cả công ty WePlay- đơn vị chủ quản của game "Bắt chữ" siêu hot năm 2014-2015.

game Pokemon Go, Pokemon Go, Góc nhìn thẳng, Nguyễn Bá Thành, Lê Quang Tự Do, Pokemon go, Game hot
Từ trái sang phải, nhà báo Phạm Huyền, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục PTTH và TTĐT, Bộ TT&TT và ông Nguyễn Bá Thành, chuyên gia phát triển game, nguyên CEO công ty WePlay. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ngay từ bây giờ, mời bạn đọc có thể gửi câu hỏi về cho các khách mời của chương trình qua email: gocnhinthang@vietnamnet.vn, hoặc gửi câu hỏi qua hệ thống gửi phản hồi cuối bài viết này.

Pokemon Go được công ty Niantic thử nghiệm từ rất lâu nhưng phải đến 6/8/2016, game thủ Việt mới chính thức chơi được. Không khó để thấy 10 ngày qua, những đám đông thuộc nhiều độ tuổi, tay cầm điện thoại tụ tập từ sáng đến tối ở các khu vực như Hồ Gươm, Quốc Tử Giám hay Kim Mã… để chơi game. Tại sao Pokemon Go chiến thuật thì đơn giản, đồ họa thì bình thường lại trở thành một cơn sốt khó cưỡng đến vậy?

Tâm lý hoài cổ về một trò chơi có nguồn gốc từ Nhật Bản gắn bó với thế hệ 8x và 9x có lẽ chiếm một phần nhưng quan trọng nhất là khả năng tương tác ảo của tựa game này.

Nhiều câu hỏi đơn giản mà phóng viên của chúng tôi đã đặt ra cho các bạn trẻ như "Pokemon Go có gì mà hút bạn mê mải thế? Chơi Pokemon Go, bạn không sợ lộ mật thông tin cá nhân sap? Cắm mặt đi ngoài đường cầm điện thoại để... bắt Pokemon, bạn có sợ bị xe đâm hoặc bị giật mấy điện thoại? Rủi ro nhiều, bạn tiếp tục chơi Pokemon Go chứ?"

Trong khi đó, những game thủ chuyên nghiệp và nổi tiếng như Hoàng Văn Khoa (Khoa Pew), game thủ DOTA 2 lại không mặn mà với trò chơi này.

Theo dõi đoạn clip ghi nhận ý kiến về Pokemon Go:

pokemon
Play

Mời độc giả tham gia và theo dõi nội dung giao lưu trực tuyến:

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa anh Lê Quang Tự Do, anh nghĩ thế nào về các chia sẻ vừa qua của những bạn trẻ chơi Pokemon Go?

Ông Lê Quang Tự Do: Theo tôi, vấn đề gì cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Trò chơi Pokemon Go cũng như thế. Qua ý kiến của một số bạn đọc và các bạn trẻ chơi game, chúng ta cũng thấy rõ điều này. Tuy nhiên, ở đây nổi lên một vấn đề rất đáng chú ý: Các bạn trẻ đều nhìn thấy các nguy cơ tiềm ẩn khi chơi trò chơi này, nhưng vì tính hấp dẫn, độ thú vị, mới lạ của nó quá lớn nên họ chấp nhận bỏ qua những rủi ro, nguy cơ đó để tiếp tục chơi. Điều này chính là vấn đề đặt ra với các nhà quản lý.


game Pokemon Go, Pokemon Go, Góc nhìn thẳng, Nguyễn Bá Thành, Lê Quang Tự Do, Pokemon go, Game hot
Hai khách mời tại buổi Giao lưu trực tuyến. Ảnh: Lê Anh Dũng

Nhà báo Phạm Huyền: Ý kiến của anh Nguyễn Bá Thành, với tư cách của nhà sáng tạo các game, anh có ý kiến gì trước chia sẻ của các bạn trẻ?

Ông Nguyễn Bá Thành: Chúng ta không thể phủ nhận sức hấp dẫn của trò chơi Pokemon Go. Khi vào Việt Nam, nó ngay lập tức tạo ra một trend (xu hướng), làn sóng hấp dẫn cho tất cả các đối tượng.

Ở góc độ những người làm game, chúng tôi phân tích và nhìn nhận sức hấp dẫn của Pokemon Go đến từ 4 nguyên nhân: Thứ nhất, đối với một số người chơi, nó đem lại cảm giác trở về tuổi thơ.

Vì Pokemon xuất hiện trên thế giới từ cách đây khoảng 20 năm, nên ở những người đã biết đến Pokemon, chơi game này sẽ giúp họ hồi tưởng những cảm xúc từ ngày xưa. Thứ hai, sức hút đến từ yếu tố tâm lý chinh phục, một yếu tố chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều khi tạo ra trò chơi.

Thứ ba là về yếu tố sở hữu vật phẩm. Thứ tư, sức hấp dẫn đến từ sự tương tác, tính cộng đồng và thực tế ảo. Chúng ta được vận động, và đây là một trong những trò chơi đầu tiên cho phép người dùng di chuyển. Nó khác biệt các trò chơi trước đây, trong đó người chơi chỉ ngồi yên tại chỗ hoặc ở quanh quẩn một diện tích rất hẹp.

Trò chơi này, khi tạo ra xu hướng, nó cũng đồng thời gây những ý kiến trái chiều khác nhau, tích cực có, tiêu cực có. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu đúng đắn về game này và có các biện pháp giải quyết những vấn đề cụ thể sẽ tốt hơn.

Nhà báo Phạm Huyền: Anh Thành từng là thành viên nhóm sáng tạo một game rất nổi tiếng. Dưới góc độ vừa là nhà lập trình nghiên cứu game, vừa là nhà kinh doanh, anh nghĩ thế nào về ảnh hưởng tích cực của trò chơi Pokemon Go đối với con người và rộng hơn là lĩnh vực kinh tế?

Ông Nguyễn Bá Thành: Theo tôi, nếu nhìn ở góc độ người chơi, các yếu tố có lợi sẽ nhiều hơn các yếu tố có hại. Người chơi sẽ được vận động nhiều hơn. Vì bản chất người chơi VN rất lười vận động, có trò chơi này, họ sẽ tham gia và vận động nhiều hơn.

Điều đó rất tốt, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều có hại là nó sẽ tạo ra sự sao nhãng cho người chơi, sao nhãng trong công việc, sao nhãng trong di chuyển trên giao lộ và sao nhãng trong nhiều thứ khác; dễ bị lợi dụng vì họ quá hút vào trò chơi đó.

Ở góc độ kinh tế, chúng tôi nhìn nhận đây là cơ hội. Các nhà phát triển game có 2 cách để khai thác trò chơi này. Một là tạo ra các sản phẩm ăn theo. Hiện nay họ đã làm rồi, tạo ra các game phục vụ, xung quanh trò chơi này, hút được nhiều traffic và convert (biến) chúng thành tiền, một yếu tố trong ngành phát triển game apps (ứng dụng). Hai là họ có thể dựa vào idea (ý tưởng) này, tạo ra các game tương tự như thế để phục vụ mục đích giáo dục hoặc phát triển game.

Ngoài ra, các cửa hàng và các lĩnh vực khác hoàn toàn có thể tận dụng xu thế này để PR, quảng cáo cho sản phẩm của họ. Đó là những thứ có lợi.

Ở đâu đó có thể còn góc nhìn khác dưới góc độ quản lý nhà nước hoặc quản lý về doanh nghiệp, đòi hỏi các biện pháp khắc phục để tránh lãng phí thời gian và lãng phí tài nguyên con người.

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa anh Lê Quang Tự Do, sau khi trò chơi Pokemon Go bắt đầu nở rộ ở VN, đã có rất nhiều clip hài, clip chế nói về sự sao nhãng như anh Thành vừa nói. Thậm chí trong giờ làm việc, các chuyên viên hay các nhân viên văn phòng rất mải mê chạy khắp nơi bắt Pokemon. Là một lãnh đạo, anh nghĩ sao nếu các nhân viên, công chức của mình tham gia và mải mê với trò chơi này. Từ góc độ quản lý, theo anh, chúng ta nên nhìn nhận mặt tích cực và tiêu cực của trò chơi này như thế nào?

Ông Lê Quang Tự Do:Không chỉ có công chức, viên chức ở trong các cơ quan nhà nước mà nhân viên ở tất cả các công ty, đơn vị, trong giờ làm việc, nếu chúng ta sao nhãng dưới bất cứ hình thức nào, cả chơi game và làm các việc riêng, đều bị phê phán. Liên quan đến Pokemon Go, đúng là trò chơi có những mặt tích cực thật như anh Thành vừa chia sẻ. Nhưng bên cạnh đó còn có các mặt tiêu cực, thậm chí tác động xấu đến xã hội mà trong một tháng vừa qua, khi trò chơi này tung ra trên toàn thế giới, các nước đã gặp phải.
game Pokemon Go, Pokemon Go, Góc nhìn thẳng, Nguyễn Bá Thành, Lê Quang Tự Do, Pokemon go, Game hot

Ông Lê Quang Tự Do tại buổi giao lưu. Ảnh: Lê Anh Dũng

Tôi xin nhấn mạnh là, Pokemon Go được cung cấp từ nước ngoài, máy chủ cũng đặt ở nước khác, nhà phát hành, nhà sản xuất đều ở nước khác và họ cung cấp xuyên biên giới vào VN. Vì vậy, trò chơi này không được cấp phép hoạt động ở VN.

Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh, khi một trò chơi được cấp phép hoạt động, nó sẽ được pháp luật VN bảo vệ người chơi. Bộ TT&TT là cơ quan thẩm định và duyệt các trò chơi online. Chúng tôi đều yêu cầu các nhà phát hành game, các nhà sản xuất game phải có các giải pháp rất chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi người chơi. Song, do trò chơi này chưa được cấp phép, tức là chưa được thẩm định và chưa được pháp luật bảo vệ nên người chơi sẽ gặp nhiều rủi ro.

Trong trường hợp tài khoản có level cao bị hack, các bạn rất khó để lấy lại được tài khoản. Hoặc khi trao đổi, nếu vật phẩm bị mất, chưa chắc các bạn được nhà sản xuất bồi hoàn. Tuy nhiên, quan trọng hơn, như một độc giả chia sẻ, người chơi có nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân.

Chúng tôi nghiên cứu và thấy, game này cũng phải sử dụng các thanh toán điện tử, dùng thẻ tín dụng cá nhân để mua vật phẩm ảo, các sản phẩm ăn theo của những ứng dụng khác, nên cũng có nguy cơ lộ thông tin cá nhân, đặc biệt liên quan đến tài chính, rất cao. Trên thế giới đã xuất hiện nhiều trang web, nhiều app giả mạo trò chơi này như thật, rải các mã độc, các đường link ẩn ăn cắp thông tin. Nguy cơ đó có thật, hiện hữu và rất nguy hiểm.

Nhà báo Phạm Huyền:Tôi muốn hỏi anh Nguyễn Bá Thành. Khi chúng ta tải một ứng dụng, ứng dụng đó đòi hỏi rất nhiều yêu cầu, chẳng hạn như truy cập vào dữ liệu.

Theo nghiên cứu của anh, có hay không các yêu cầu bất hợp lý, không hữu ích cho việc vận hành game đó, nhưng nhà phát triển game vẫn buộc người chơi phải chấp nhận. Nói một cách khác, nhà phát hành game gần như ở thế chủ động, con người chơi ở thế bị động?

Ông Nguyễn Bá Thành:Quyền cấp cho một ứng dụng truy cập vào các tài nguyên, chẳng hạn như trên Internet hoặc các tài nguyên trong máy của người dùng, là có. Tuy nhiên, các đòi hỏi đó đều rất hợp lý trong game này. Đơn vị phát hành ra game này đã tìm ra những lí do cực kỳ hợp lí để biện minh cho những quyền như vậy. Ở góc độ người dùng, chúng ta không biết họ dùng quyền đó để làm gì, vào việc tốt hay việc xấu.

game Pokemon Go, Pokemon Go, Góc nhìn thẳng, Nguyễn Bá Thành, Lê Quang Tự Do, Pokemon go, Game hot

Ông Nguyễn Bá Thành tại buổi giao lưu. Ảnh: Lê Anh Dũng

Nhà báo Phạm Huyền: Theo anh, liệu những người đang chơi và tải ứng dụng Pokemon Go có thể bị lộ các thông tin, bí mật riêng tư, ví dụ như ảnh cá nhân, thư từ hay các trao đổi riêng tư không?

Ông Lê Quang Tự Do:Hiện tại, tôi nghĩ vấn đề đó không cần quá lo lắng. Lí do vì, trên các hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới như Android hay iOS, họ đã hoàn toàn bảo vệ cho người dùng trước những can thiệp từ ứng dụng bên thứ ba vào các thông tin nhạy cảm như vậy. Trừ khi người dùng bị lừa, thiếu cảnh giác và vì lí do gì đó tự nguyện đưa các thông tin như vậy cho nhà phát hành, bên phát hành có thể thu thập những thông tin nhạy cảm này.

Nhà báo Phạm Huyền:Một thông tin gần đây là, trò chơi này có thể làm đảo lộn bản đồ của chúng ta, thậm chí là người chơi có thể di chuyển công viên Nghĩa đô có nhiều con quái về gần nhà mình. Xin các anh cho biết, với tình trạng này, chúng ta có thể xử lý được hay không?

Ông Lê Quang Tự Do: Thực ra, bản đồ đó do một nhóm xây dựng nên và dưới sự giám sát của công ty chủ quản - Google. Tất nhiên, cảnh báo rất quan trọng và hiện tượng đã xảy ra rồi. Việc giám sát của chúng ta ở đây tương đối là khó, vì chúng ta không phải chủ quản Google Maps. Ứng dụng do Google chủ quản. Song, một việc chúng ta cần phải làm là tuyên truyền để nâng cao ý thức của người chơi ở VN, thứ nhất là làm sao việc chơi game không ảnh hưởng tới người khác và không ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng.

Ví dụ như, nếu bây giờ bản đồ bị sai, việc người khác truy cập vào bản đồ tìm vị trí sẽ không còn ý nghĩa nữa. Thứ hai là tuyên truyền ý thức rằng, người VN phải là người có văn hóa. Khi chúng ta tham gia vào một cộng đồng mạng, chúng ta cần thể hiện ứng xử có văn hóa. Dưới góc độ nhà quản lý, chúng tôi tập trung vào những điều đó.

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa quý vị và các bạn, chương trình trực tuyến của chúng tôi cũng đồng thời phát trực tiếp trên trang Fanpage của Vietnamnet và nhận được nhiều câu hỏi của độc giả gửi đến hai vị khách mời.

Một bạn đọc tên là Phan Công gửi câu hỏi như sau. "Thưa các vị khách mời, những ngày qua, tôi theo dõi trên báo đài, trực tiếp chứng kiến cơn sốt Pokemon Go tại VN và nhận thấy sự ảnh hưởng của game này thật khủng khiếp.

Ở mọi lúc mọi nơi, tôi đều bắt gặp những cặp mắt chăm chú vào màn hình điện thoại, bất chấp xung quanh đang diễn ra như thế nào. Cá nhân tôi thực sự rất lo lắng cho những người chơi game này vì các nguy hiểm luôn rình rập họ như bị cướp điện thoại, gặp tai nạn giao thông, lãng phí thời gian, làm ảnh hưởng tới công việc, học tập, sức khỏe. Mặt khác, tôi thấy rằng, việc các camera soi từng ngóc ngách ở VN có thể tiềm ẩn nguy cơ rất cao về an ninh quốc gia nếu những hình ảnh đó bị dùng cho các mưu đồ xấu xa ở nước ngoài.

Với những lo ngại đó, tôi rất muốn biết các cơ quan chức năng sẽ xử lý thế nào đối với trò chơi đang gây sốt này tại VN?". Với câu hỏi này, tôi rất muốn anh Lê Quang Tự Do trả lời giúp.

Ông Lê Quang Tự Do: Ở một số nước họ đã có biện pháp cấm trò chơi này, cấm triệt để hoặc từng phần. Ví dụ như Iran cấm triệt để. Nga và TQ yêu cầu các nhà sản xuất và phát hành loại bỏ các khu vực cấm, các khu vực ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng ra khỏi bản đồ game, nếu không họ sẽ cấm. Một số nước khác lại có các cảnh báo cho người chơi.

Ở VN, game mới xuất hiện được khoảng 10 ngày, tất cả các hiện tượng, nguy cơ từ các nước mới bắt đầu chúng ta manh nha xuất hiện ở VN. Chúng tôi đã có nghiên cứu. Trong thời gian trước mắt chọn phương án đưa ra các khuyến cáo cho người chơi, đồng thời tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn thông tin trên mạng để trò chơi này không gây ảnh hưởng xấu. Chúng tôi cũng đã liên hệ với nhà sản xuất và nhà phát hành game để yêu cầu họ tuân thủ pháp luật VN nếu như cung cấp trò chơi này tại VN. Trong trường hợp, phía nhà sản xuất và nhà phát hành game không đồng ý, chắc chắn các cơ quan quản lý nhà nước phải có biện pháp bảo vệ người chơi trong nước, bảo vệ môi trường Internet của Việt Nam sao cho lành mạnh và đúng pháp luật.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, có một vấn đề băn khoăn ở đây là camera trên màn hình smartphone trong game này có thể soi chiếu nhiều nơi, kể cả những vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng, bí mật mà chủ sở hữu các địa điểm đó không muốn lọt vào khuôn hình. Vậy, nhà quản lý có thể làm thế nào để tránh được việc này?

Ông Lê Quang Tự Do: Các cơ quan nhà nước, đặc biệt là những nơi cơ mật, trọng yếu đều có yêu cầu cấm không được hoạt động trong những vùng đó, chứ không riêng gì với trò chơi Pokemon Go.

Đó là những quy định từ xưa đến nay, cấm quay phim chụp ảnh, cấm những người không có phận sự không được đi vào. Trò chơi này cũng phải tuân thủ các điều đó và họ chú ý hơn một chút là cảnh báo cho những người có ý định đi vào bắt Pokemon phải lập tức dừng lại. Tuy nhiên, ở đây có một vấn đề như chị nói là, trong các cơ quan công quyền, cơ quan nhà nước mà người dân vẫn có thể đi vào thường xuyên, sắp tới chúng tôi sẽ có những quy định cấm không cho chơi game ở những trụ sở, cơ quan này. Đặc biệt, cán bộ công chức không được chơi trong giờ làm việc, dù là trò chơi gì.

Nhà báo Phạm Huyền:Thưa quý vị và các bạn, chương trình của chúng tôi cũng vừa nhận được thêm câu hỏi của bạn Lê Giang Anh như sau: "Pokemon Go đang thu hút giới trẻ nhưng lại gây phiền phức cho người lớn vì kiểu tụ tập không kể giờ giấc, gây cản trở giao thông. Vậy có biện pháp xử lý gì không?"

Câu hỏi này tôi muốn hỏi anh Nguyễn Bá Thành và muốn bổ sung thêm, như các bạn trẻ trong clip của chúng tôi ghi nhận, khi tải ứng dụng đều có các khuyến cáo về vấn đề an toàn. Nhưng trên thực tế, với tư cách một nhà phát hành, anh có nghĩ các khuyến cáo đó thực sự phát huy tác dụng hay chỉ là hình thức thôi?


game Pokemon Go, Pokemon Go, Góc nhìn thẳng, Nguyễn Bá Thành, Lê Quang Tự Do, Pokemon go, Game hot

Ông Nguyễn Bá Thành. Ảnh: Lê Anh Dũng

- Ông Nguyễn Bá Thành: Theo tôi, các khuyến cáo đó hoàn toàn không có tác dụng gì cả. Người ta sẽ không vì lí do lộ thông tin nhạy cảm hay chia sẻ bí mật trong máy người dùng để quên trò chơi hấp dẫn, một trào lưu thời thượng như vậy. Hoặc người ta sẽ không nghĩ đến an ninh quốc phòng của VN mà không tải game này. Lí do vì, họ rất khó cưỡng sức hút của game như thế này.

Tuy nhiên, ở góc độ người dùng, người chơi, chúng ta phải tìm cách để game đó không ảnh hưởng đến cuộc sống của chính mình, của những người xung quanh. Nếu để chơi game ảnh hưởng sẽ không tốt. Tôi cho rằng, chúng ta không nên quá lo lắng về game này dù nó có các mặt tiêu cực. Do từng phát hành các game rất hot, chúng tôi nhận thấy, game có vòng đời.

Ở các game dạng thông thường ở VN, tuổi thọ của chúng chỉ tồn tại từ 3 - 6 tháng. Game này có thể hơn, tới 9 hay 1 năm. Song, sau đó, game sẽ chìm dần. Hơn nữa, người Việt dù rất ham vui nhưng lại rất nhanh chán, nên sẽ không một cuộc vui nào kéo dài được. Do đó, theo tôi, chúng ta không cần phải có các biện pháp quá cứng rắn.

Ông Lê Quang Tự Do: Tôi xin nói thêm ý của anh Thành. Cách đây 1 – 2 ngày, chúng tôi đã theo dõi, tổng hợp tình hình và nhận thấy, bắt đầu có các diễn đàn nói họ chán game này rồi. Bởi vì theo quá trình theo dõi từ xưa tới nay của nghiên cứu của Bộ TTTT và đặc biệt là Cục PPTH&TTĐT về mảng game online, thị hiếu của người chơi ở VN thực sự không trùng với game này.

Họ rất thích những gì có tính tương tác với nhau, một chút kiếm hiệp, hành tẩu giang hồ hơn là đi bắt một con thú ảo. Do đó, khi game này đưa vào VN, với độ nóng đặc biệt từ truyền thông, báo chí tuyên truyền quá mạnh, nhiều khi là tuyên truyền không công cho game này, gây ra cảm nghĩ phải chơi game này mới là sành điệu, thời thượng, bắt kịp trào lưu thế giới.

Nhưng, đến khơi chơi rồi, đúng như anh Thành nói, ngoài vòng đời, game có nhiều đặc điểm không thích hợp với người chơi VN, nhất là về chuyện vận động. Các bạn có thể thấy, rất nhiều bạn trẻ chơi game này dùng xe máy, taxi đi bắt Pokemon, không đúng với tinh thần của game. Do đó, họ sẽ rất mau chán

Nhà báo Phạm Huyền:Bản thân tôi cũng thấy một số người ở xung quanh tải game này với lí do chơi cho biết, để tránh việc mình bị coi là tụt hậu. Vậy, thưa anh Thành, tôi muốn hỏi, nhà phát hành Pokemon Go sẽ thu được lợi lộc gì từ thị trường VN?

Ông Nguyễn Bá Thành: Trực tiếp nhất có thể thấy là, họ có thể biến đổi traffic (lượng người dùng) quy tụ trong game này sang một hệ sinh thái game app nào đó. Về sau, khi tung ra sản phẩm nào, nhà phát hành có thể nắn luồng traffic đó vào và tiếp tục khai thác người dùng. Cách khai thác thứ hai là, người chơi nạp tiền vào mua vật phẩm trong game, giúp họ có thu về mặt tài chính. Như vậy, có 2 cái lợi rõ ràng nhất với nhà phát hành game là lượng traffic và tiền bạc.

Nhà báo Phạm Huyền: Anh có thể ước chừng họ có doanh thu khổng lồ đến mức nào ở VN không?

Ông Nguyễn Bá Thành: Ở VN, hiện tại rất khó con số thống kê cụ thể, nhưng doanh thu đó chắc chắn rất lớn.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa các anh, chúng tôi vừa nhận được thêm câu hỏi của bạn Đỗ Kim Ngân như sau: "Liệu với các phân tích lợi và hại như vậy, đến thời điểm này chúng ta có nên cổ súy cho trò chơi này hay không?".

Một độc giả tên là Bích Thảo cũng muốn hỏi thêm: "Thưa anh Tự Do, liệu nhà nước trong tương lai có chủ trương cấm trò chơi này ở VN hay không. Và nếu có, liệu có cấm được không khi nó được phát hành, trợ tải qua các ứng dụng ở nước ngoài như Google Play hay Apple Store?".

Ông Lê Quang Tự Do:Đứng về góc độ nhà nước, không ai khuyến khích trò chơi chưa được cấp phép, chưa được thẩm định ở VN.

Về việc cấm hay không, tôi nghĩ tất cả các bạn trẻ chơi game này có quyền được thụ hưởng các thành tựu mới về khoa học công nghệ. Trò Pokemon Go này là một thành tựu mới của làng game, một bước đột phá trong sản xuất game. Chúng tôi sẽ đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng xấu đến xã hội. Nếu như nó vượt quá các ngưỡng an toàn, chúng tôi sẽ có các biện pháp bảo vệ người chơi.

Nhà báo Phạm Huyền:Có một câu hỏi rất thú vị của độc giả Phạm Văn Hậu: "Những bài viết cảnh báo về nguy cơ lộ thông tin cá nhân có cơ sở không? Việc khủng bố giả mạo địa điểm Pokemon Go, có thể dồn đông người vào một chỗ rồi đánh bom có căn cứ không?" Có lẽ câu hỏi này liên quan đến một cảnh báo gần đây rằng, lực lượng khủng bố IS có mở rộng đến Đông Nam Á.


game Pokemon Go, Pokemon Go, Góc nhìn thẳng, Nguyễn Bá Thành, Lê Quang Tự Do, Pokemon go, Game hot
Khách mời tại buổi giao lưu. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ông Nguyễn Bá Thành: Tôi nghĩ nguy cơ đó có thật, nhưng việc đánh bom không nhất thiết thông qua game này. Có rất nhiều nơi tụ tập rất đông người như chợ, trường học, siêu thị, ... và bọn khủng bố không nhất thiết phải chờ đến game này mới ra tay. Pokemon Go không phải là tác nhân chính tạo ra nguy cơ đánh bom.

Ông Lê Quang Tự Do:Ở các nước trên thế giới hiện nay, đặc biệt ở phương Tây, nguy cơ tụ tập đông người, dẫn đến đánh bom có thật và là hiện tượng nổi bật trong mấy tháng trở lại đây. Vì vậy, người dân VN lo lắng là bình thường. Lí do vì, cái gì mất kiểm soát đều có nguy cơ cao. Với game này, tôi được biết, ở Đà Nẵng, trong một buổi tối thứ 7 đã có hàng trăm người tụ tập ở công viên gần sông Hàn để chơi.

Ở Hà Nội, TP HCM cũng như vậy. Chưa bàn tới nguy cơ đánh bom khủng bố có vẻ xa vời với VN, chúng ta nên bàn tới nguy cơ người chơi bị cướp giật, móc túi vì chúng đã xảy ra ở VN rồi. Nguy cơ đó rất đáng lo ngại. Trong bối cảnh tất cả người chơi đều bị sao nhãng, chỉ tập trung vào điện thoại của mình, việc bị cướp giật, móc túi, va quệt, gặp tai nạn giao thông hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhà báo Phạm Huyền: Một bạn đọc vẫn rất băn khoăn gửi câu hỏi: "Ở Mỹ, tôi được nghe người ta đã cấm Pokemon Go. VN có cấm không?". Xin anh Tự Do cho biết tại sao chúng ta lại không cấm và vẫn có cơ chế mở với game này?

Ông Lê Quang Tự Do: Không biết bạn độc giả nghe thông tin Mỹ cấm Pokemon Go ở đâu. Theo những gì tôi biết, hiện nay Mỹ không cấm, mà chỉ cấm người chơi Pokemon Go vi phạm các quy định pháp luật ở Mỹ, đặc biệt là quyền riêng tư. Tôi đã đọc báo và được biết, 2 thanh niên chơi Pokemon Go đã bị bắn chết khi vào nhà của người khác.

Luật pháp Mỹ cho phép hành động tự vệ đó, do những người chơi đã xâm nhập trái phép tư gia của người khác. Tại sao VN chưa đặt ra vấn đề cấm hay không cấm Pokemon Go lúc này là vì, thứ nhất, như tôi đã nói, với một game mới chỉ xuất hiện 10 ngày ở VN, nếu chúng ta vội vã ban hành một lệnh cấm khi chưa đánh giá được các tác động tích cực và tiêu cực cụ thể, nó sẽ dẫn tới hiện tượng "cái gì không quản được thì chúng ta cấm" không tốt trong công tác quản lý nhà nước. Thứ hai, cách làm đó gây phản tác dụng.

Các bạn trẻ, người chơi ở VN có quyền thụ hưởng những thành tựu, tiến bộ khoa học, công nghệ. Nếu cấm, chúng ta sẽ phải cấm rất nhiều thứ, dẫn đến tình trạng tùy tiện khi có gì đó mới lạ, chẳng hạn như ứng dụng Uber, không đúng với chủ trương của Bộ TT&TT. Quan trọng nhất là bảo vệ người sử dụng Internet tại VN.

Người dùng Internet có quyền, nhưng cũng có nghĩa vụ, và cơ quan nhà nước phải bảo đảm cho họ có một môi trường mạng lành mạnh. Chúng tôi theo những định hướng đó để đưa ra các giải pháp và chỉ dùng giải pháp cấm khi game này thực sự có các tác hại rõ ràng với xã hội. Nhưng cho đến hiện tại, chúng ta mới chỉ thấy game này ở mức nguy cơ thôi.

Nhà báo Phạm Huyền:Trong ngành game rõ ràng có một sự xung đột, một bên là dịch vụ, ngành kinh tế khá hấp dẫn, kinh doanh sáng tạo, một bên là dịch vụ cung cấp game để lại rất nhiều hệ lụy. Không chỉ là Pokemon Go với các rủi ro chúng ta vừa phân tích, mà còn rất nhiều trò chơi khác có thể gây bệnh tâm lý, gây "nghiện". Trách nhiệm xã hội của những nhà phát hành game ở đây là gì?

Ông Nguyễn Bá Thành: Ở đây, tôi hiểu ý chị muốn bàn về góc độ lương tâm nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp. Tôi cho rằng, nếu một nhà phát triển, phát hành game muốn trường tồn, đi cùng người dùng dài lâu trong ngành này, họ phải có đạo, có tâm, làm để phục vụ các mục đích trong sáng, mục đích tốt, đem lại lợi ích thực sự cho người dùng, không cài vào game các yếu tố xấu, bỏ mặc người dùng. Ở VN, tôi thấy có khá nhiều nhà phát hành game có lương tâm, đạo đức. Tôi nghĩ, chúng ta không cần quá lo lắng, vì dù không có quy định trách nhiệm và chỉ có tòa án lương tâm, nếu nhà phát hành game bất chấp, bỏ mặc người dùng, trước sau họ sẽ bị tẩy chay.

Nhà báo Phạm Huyền: Xin cảm ơn các vị khách mời. Tôi xin mượn lời của một vị giáo sư gốc Việt ở Đại học Colorado (Denver, Mỹ) để khép lại chương trình: "Luôn có sự đánh đổi giữa những gì bạn nhận được với những gì bạn sẵn sàng cho đi. Nếu như bạn sẵn sàng cho đi sự riêng tư của mình, bạn có thể chơi. Còn nếu câu trả lời là không, tốt nhất hãy tránh xa Pokemon Go".

Xin chào và tạm biệt!

VietNamNet

Thực hiện: Phạm Huyền- Thanh Bình- Hữu Duyên

Clip: Xuân Quý, Bạt Tuấn, Huy Phúc, Đức Yên, Thu Hồng

email chương trình: gocnhinthang@vietnamnet.vn

Tin liên quan:

30 kỹ năng chiến đấu mạnh nhất trong Pokemon Go
Cách chơi Pokemon Go: Các thuộc tính của Pokemon và cách khắc chế
Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ 'cày' Pokemon Go ở VN
Kiếm ngàn đô nhờ tạo tài khoản Pokemon Go theo đặt hàng
Lao đầu xuống sông vì mải chơi Pokemon Go