Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Bộ trưởng Giáo dục: "Đừng quá căng thẳng về thi và điểm"

- Trao đổi với VietNamNet tại chương trình "Góc nhìn thẳng" trong ngày khai giảng năm học mới, Bộ trưởng Giáo dục nhắn nhủ học sinh không nên quá căng thẳng vì thi và điểm vì đây chỉ là một trong nhiều hoạt động giáo dục.

>> "Báo động nhất là chất lượng giáo dục đại học"
>> Bộ trưởng Giáo dục: “Học thêm là nhu cầu có thực”

Khai giảng đã vui tươi, nhẹ nhàng

Nhà báo Hạ Anh: Khai giảng năm học không phải là sự kiện mới vì năm nào cũng diễn ra. Theo ông, khai giảng năm nay có điều gì mới?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Năm học này cũng có một số nét mới.

Trước hết, lễ khai giảng thống nhất vào ngày 5/9. Những năm trước thì các trường phổ thông, các sở GD-ĐT còn có những ý kiến khác nhau; năm nay thì tôi thấy đã hưởng ứng, có sự chuẩn bị nhẹ nhàng, vui tươi cho các em.

Thứ hai là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm đến giáo dục - đào tạo. Nhiều đồng chí đến dự khai giảng. Thông qua buổi lễ trang trọng, tươi vui, cũng muốn gửi gắm đến sự quan tâm của các đồng chí với sự nghiệp giáo dục đào tạo, với các thầy cô.

Góc nhìn thẳng khai giảng 1Play

Điều thứ ba là vào năm học mới, Bộ đã rà soát, chủ động cây dựng chương trình hành động cụ thể qua 9 nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản. Các nhiệm vụ, giải pháp này đã nhận được sự hưởng ứng rất tốt trong ngành.

Nhà báo Hạ Anh: Bên cạnh những việc đã làm được, ngành giáo dục vẫn còn những bất cập, thậm chí khiến dư luận xã hội bức xúc. Theo ông hướng giải quyết những tồn tại này trong thời gian tới là gì?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Cũng phải nói thẳng thắn là ngành giáo dục còn nhiều thứ chưa làm được so với kỳ vọng của xã hội. Có một phần lý do khách quan, nhưng cũng không ít lý do chủ quan. Trong đó, có một số bức xúc của xã hội mà chúng tôi thấy cần phải nghiêm túc, điều chỉnh một cách căn cơ.

Ví dụ gần đây có bức xúc liên quan tới những đổi mới về mô hình, tổ chức giảng dạy của "trường học mới Việt Nam" (VNEN). Chúng tôi cũng rất lắng nghe. Tôi trực tiếp chỉ đạo để thấy được rõ đâu là cái hợp lý, đâu là cái chưa hợp lý, cần phải sửa và cũng đã có hướng dẫn cụ thể.

Bộ trưởng Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, đổi mới giáo dục

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ dự lễ khai giảng năm học mới sáng 5/9 tại Trường Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) - ngôi trường dành cho học sinh khiếm thị. Ảnh: Lê Văn


Thông tư 30 cũng là một ví dụ. Tinh thần của Thông tư 30 là rất tốt. Nhưng trong chuẩn bị chưa đủ, điều kiện áp dụng chưa hợp lý, thuận lơi; chẳng hạn như lớp học quá đông.

Với đội ngũ giáo viên, khi triển khai mô hình đánh giá mới, phải có lộ trình như: hướng dẫn, thí điểm, nhân rộng... Như vậy mới không tạo ra bỡ ngỡ, bức xúc. Đấy cũng là những cái mà chúng tôi rút kinh nghiệm.

Thi cử cũng là một vấn đề mà xã hội đang băn khoăn. Năm vừa rồi, chúng tôi rút kinh nghiệm và có kết quả. Nhưng vẫn còn một số hạn chế chứ không phải hết.

Phương thức vẫn là thi để công nhận tốt nghiệp và làm cơ sở để xét tuyển đại học, cao đẳng. Năm nay tiếp tục theo tinh thần không phải là đổi mới; mà là hoàn thiện theo hướng thiết thực, gọn nhẹ, khách quan, minh bạch hơn.

Chúng tôi đã chỉ đạo cục, vụ rà soát những ý kiến của các cử tri, đại biểu Quốc hội về giáo dục đào tạo. Chúng tôi sẽ khắc phục và tạo chuyển biến.

"Giáo viên hãy làm học sinh yêu việc học"

Nhà báo Hạ Anh:Với vai trò là người đứng đầu ngành giáo dục, ông muốn gửi gắm gì tới các học sinh, các giáo viên trong năm học này?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Trước hết, đối với học sinh, tùy theo cấp bậc học, chúng tôi muốn các em học tươi vui, có nề nếp, chấp hành các nội quy.Cũng không nên quá căng thẳng về thi và điểm. Điểm thi chỉ là một trong những nhiệm vụ. Ngoài ra, còn nhiều hoạt động khác liên quan tới quá trình học tập.Đối với giáo viên, đổi mới là nhiệm vụ rất khó khăn. Các thầy các cô cố gắng vượt qua, hết sức tự tin và đổi mới sáng tạo. Cũng cần lắng nghe ý kiến phụ huynh, xã hội; qua thực tiễn trải nghiệm của mình làm mới bài giảng và thực sự làm cho bài giảng chất lượng, để học sinh cảm thấy yêu việc học.

Bộ trưởng Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, đổi mới giáo dục
Những học sinh mới của Trường THPT Lương Thế Vinh (TP.HCM) trong lễ khai giảng. Ảnh: Đinh Quang Tuấn
Các thầy cô cũng phải chú ý tới các vấn đề mà xã hội bức xúc; cố gắng để xã hội có niềm tin với người thầy.

Tôi cũng xin cảm ơn các phụ huynh. Sự nghiệp giáo dục chỉ thắng lợi được khi có sự sát cánh của phụ huynh. Cũng mong phụ huynh hết sức bình tĩnh, cùng chia sẻ với ngành.Những vấn đề mới, khó thì mong được phụ huynh góp ý, tránh tổn thương tới các thầy cô.

Nhà báo Hạ Anh: Xin cảm ơn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Chúc ngành giáo dục một năm học hanh thông.

  • VietNamNet

Lãnh đạo Nhà nước dự khai giảng ở đâu?

Tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự lễ tại Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam; trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mặt ở Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu - ngôi trường đặc biệt dành cho học sinh khiếm thị.Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đến sớm dự lễ khai giảng tại Trường THPT Lương Thế Vinh (TP.HCM).

"Báo động nhất là chất lượng giáo dục đại học"

Trong hơn 1 giờ chiều ngày 4/9, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trả lời hơn 20 câu hỏi tại buổi họp báo về năm học mới 2016 - 2017. Ông cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của năm học này là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Ông cũng chia sẻ: "Với ngành giáo dục, lắng nghe là hết sức cần thiết, nhưng có lựa chọn, và bản lĩnh, nếu không sẽ thành đẽo cày giữa đường".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét